Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khánh Hòa: Độc đáo lễ hội Tháp Bà Ponagar

Kinhtedothi - Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2023 có 100 đoàn khách đăng ký với hàng chục ngàn người dự lễ.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm từ ngày 20-23/3 Âm lịch tại di tích Tháp Bà Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Khánh Hòa. 
Lễ hội nhằm tưởng nhớ công đức của Thiên Y Ana Thánh Mẫu, người được cư dân Chăm pa gọi là Po Inư Nagar – người Mẹ của xứ sở. Trong tâm thức cũng như đời sống và nền văn hóa bao đời nay của người Chăm pa, bà mẹ Xứ sở có vai trò vô cùng quan trọng và là vị thần đầy quyền năng và sáng tạo.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa dâng hương tưởng nhớ công lao Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Sáng 10/5 ngày đầu của lễ hội, Tháp Bà Ponagar đã đón hàng nghìn lượt khách đến dâng lễ và tham quan. Người dân phải xếp hàng để được vào tháp chính dâng lễ. 
Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa - đơn vị quản lý Tháp Bà Ponagar cho biết, năm nay có khoảng 100 đoàn khách trong và ngoài tỉnh đăng ký tham dự lễ hội.
Đây cũng là dịp để các gia đình đồng bào Chăm làm Lễ Tạ ơn do được Thánh Mẫu che chở và ban nhiều ơn phước trong năm qua. Nhiều gia đình đã có mặt từ rất sớm tại khuôn viên Tháp Bà Ponagar để dâng lễ.
Ông Pa Siad Diễn (58 tuổi) đến từ Ninh Thuận cho biết, trước dịch Covid-19 năm nào ông cũng Lễ hội Tháp Bà Ponagar nhưng sau đó bị gián đoạn do dịch bệnh bùng phát. Năm nay dịch bệnh đã ổn định nên ông tham dự lễ hội để tạ ơn Thánh Mẫu.
Người dân thành kính hành lễ tạ ơn Thiên Y Ana Thánh Mẫu.
Lễ hội cũng thu hút nhiều đoàn khách du lịch tham quan.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Kinh và dân tộc Chăm.
Các thành viên đoàn thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y Ana tham dự lễ khai mạc.
 
Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Hiện khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng. Trong đó, tháp chính cao khoảng 23m. Theo các nhà nghiên cứu, niên đại của tháp chính được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813 - 817 và trải qua những biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ XI.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng ngày chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

01 Jul, 03:58 PM

Kinhtedothi - Hôm nay 1/7, trên khắp phố phường Hà Nội đều rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích và các cụm tuyên truyền mang khẩu hiệu thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các xã, phường mới. Điều này đã tạo nên không khí hân hoan, tưng bừng khí thế vào bộ máy hành chính tinh gọn, phục vụ Nhân dân tốt hơn và tạo đà phát triển mạnh mẽ...

Chi tiết bản đồ phương án thành lập 126 xã, phường của thành phố Hà Nội

Chi tiết bản đồ phương án thành lập 126 xã, phường của thành phố Hà Nội

01 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, sau khi sắp xếp tổ chức hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, thành phố Hà Nội có 126 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 51 phường và 75 xã. Bản đồ phương án sắp xếp địa giới hành chính của 126 xã, phường mới của TP Hà Nội phản ánh đầy đủ hình thể, ranh giới và sự thay đổi sau khi sắp xếp lại tổ chức hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn địa bàn thành phố.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ