Khánh thành Nhà máy Xử lý nước thải Từ Sơn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 6/9, tại xã Châu Khê (thị xã Từ Sơn), UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền (Công ty Phú Điền) đã tổ chức lễ Khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý nước thải (XLNT) Từ Sơn, thuộc Dự án (DA) Đầu tư Hệ thống XLNT thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn I).  DA được đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) bởi Liên danh Công ty Phú Điền và Công ty CP Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam. Với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, DA phục vụ khu vực nội thị TX Từ Sơn (diện tích khoảng 1.890 ha) gồm các phường: Đông Ngàn, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Trang Hạ, Châu Khuê, dân số khoảng 100.000 người. DA gồm hệ thống thu gom khoảng 40km, hơn 1.000 giếng tách và Nhà máy XLNT công suất tối đa 33.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 tăng công suất đạt 70.000 m3/ngày đêm.

Kinhtedothi - Ngày 6/9, tại xã Châu Khê (thị xã Từ Sơn), UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền (Công ty Phú Điền) đã tổ chức lễ Khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý nước thải (XLNT) Từ Sơn, thuộc Dự án (DA) Đầu tư Hệ thống XLNT thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn I). 

DA được đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) bởi Liên danh Công ty Phú Điền và Công ty CP Đầu tư Phát triển Môi trường SFC Việt Nam. Với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, DA phục vụ khu vực nội thị TX Từ Sơn (diện tích khoảng 1.890 ha) gồm các phường: Đông Ngàn, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Trang Hạ, Châu Khuê, dân số khoảng 100.000 người. DA gồm hệ thống thu gom khoảng 40km, hơn 1.000 giếng tách và Nhà máy XLNT công suất tối đa 33.000 m3/ngày đêm, giai đoạn 2 tăng công suất đạt 70.000 m3/ngày đêm. 

 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự lễ khánh thành và ấn nút khởi động nhà máy XLNT Từ Sơn
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự lễ khánh thành và ấn nút khởi động nhà máy XLNT Từ Sơn. Ảnh: VGP
DA nhà máy XLNT Từ Sơn được đầu tư tổng thể hệ thống thu gom và nhà máy XLNT. Các trạm bơm được kiểm soát tự động từ xa bằng hệ thống SCADA đảm bảo sự liên thông, phân bổ việc thu gom hợp lý theo nguyên tắc ưu tiên các điểm ô nhiễm  trước và nhu cầu thoát nước – nhất là vào mùa mưa. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhà máy sử dụng diện tích mặt bằng nhỏ (chỉ khoảng 150m2 cho công suất 1.000m3/ngày, nhỏ hơn từ 3 đến hơn 20 lần so với các công nghệ thông thường khác đang áp dụng tại Việt Nam). Nước thải sau xử lý sinh học được khử trùng bằng tia cực tím thay cho việc sử dụng hóa chất như các công nghệ cũ. Công nghệ  này giảm thiểu tối đa, không phát sinh ra môi trường các chất ô nhiễm thứ cấp (khí, mùi, ồn, ...) như các công nghệ cũ đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường và cuộc sống người dân. 

Thị xã Từ Sơn là một trong những địa phương tập trung làng nghề mật độ lớn, nước thải làng nghề có nồng độ và các thông số ô nhiễm cao.
Đưa nhà máy XLNT vào hoạt động sẽ giúp Từ Sơn không phải đầu tư riêng XLNT làng nghề, tiết kiệm chi phí...

Phát biểu tại lễ khánh thành DA, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Hiện tại cả nước mới chỉ có 50 nhà máy xử lý nước thải, 26 nhà máy đang xây dựng như vậy chúng ta mới xử lý dược 4,50 triệu m3 nước thải một ngày đêm của khu vực đô thị và khu dân cư (tức là mới đáp ứng 22% yêu cầu - còn các khu công nghiệp là 87%) con số trên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thủ  tướng Chính phủ đã chỉ thị cho các địa phương (có khu công nghiệp) phải khẩn trương đưa các nhà máy xử lý nước thải vào hoạt động. Nếu địa phương nào không đưa hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp vào hoạt động thì không cho tiếp tục mở rộng quy mô. 

 “Như chúng ta đã biết, nước thải sinh hoạt và công nghiệp xả ra môi trường có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân. Việc tập trung vào các dự án xử môi trường là một việc cấp bách của  các cấp chính quyền. Đây không là vấn đề của một ai, của một gia đình mà là của cả cộng đồng...” – Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận.     

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần