“Khát vọng Việt Nam”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng nay (19/10).

Kinhtedothi - Đây là chủ đề của buổi Tọa đàm góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội XII của Đảng do Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng nay (19/10).
Tham dự Tọa đàm có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ (KHCN) Nguyễn Quân cùng lãnh đạo các ngành chức năng của T.Ư và TP Hà Nội.
Quang cảnh buổi tạo đàm - Khát vọng Việt Nam. Ảnh Hoàng Long.
Quang cảnh buổi tạo đàm - Khát vọng Việt Nam. Ảnh Hoàng Long.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Chủ tịch  Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, cuộc tọa đàm nhằm tìm ra những giải pháp mới để phát triển kinh tế mà trọng tâm ứng dụng KHCN để đưa KHCN trở thành giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế. Đồng thời, đề nghị buổi Tọa đàm cần tập trung làm rõ những vấn đề tại sao nhiều DN chưa đẩy mạnh ứng dụng KHCN, nguyên nhân vì sao? Trong khi phần lớn công nghệ ở DN hiện nay đã lạc hậu, năng suất lao động phụ thuộc vào đâu, có hay không việc DN không cần KHCN mà vẫn cạnh tranh được, phải chăng do tập trung sử dụng lao động giá rẻ? Vấn đề cơ chế, chính sách, kinh phí cho KHCN phát triển cũng cần có câu trả lời cho đường hướng phát triển KHCN trong những năm tới.

Tại buổi Tọa đàm, GS-TS Nguyễn Văn Hiệu khẳng định, ngay từ những năm chiến tranh, đất nước khó khăn, Đảng, Nhà nước đã ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển KHCN; những giải pháp đột phá trong ứng dụng KHCN cũng đã được Đảng xác định rõ. Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã có sự đổi mới, mang tính đột phá, trong đó có việc như thành lập các trung tâm tiên tiến, xuất sắc, dự kiến đến năm 2020 sẽ thành lập 20 trung tâm này.

Phó GS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, Đại hội Đảng là dịp, để tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ 5 năm trước, nhưng dự thảo tổng kết còn quá đơn giản, chỉ 3 trang… Ông cũng cho rằng, một trong những chỉ tiêu mà Đại hội XI chỉ ra đã không thực hiện được, là cơ bản đưa nước ta thành nước CNH-HĐH theo hướng hiện đại vào năm 2020 là không đạt được. Hơn nữa, đã 30 năm đổi mới chúng ta vẫn chưa xây dựng được nền tảng của một nước CNH-HĐH. Nếu chưa xây dựng được thì rất khó cất cánh.

Trong khi đó, nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn. “Tất cả những vấn đề này phải kiểm điểm nghiêm túc, đầy đủ thì Nhân dân mới tin. Chỉ có tổng kết, đánh giá đầy đủ thì mới làm rõ được nền kinh tế chúng ta sau 30 năm đổi mới, hơn 10 năm hội nhập mạnh-yếu thế nào, từ đó mới đĩnh đạc bước vào giai đoạn mới được.”, ông Thiên khẳng định. Đồng thời ông Thiên cho rằng, một trong nhiều nguyên nhân, là do chưa chú ý đúng  mức đến vấn đề KHCN, nhân lực.

Cũng theo ông Trần Đình Thiên, 5 năm tới, kinh tế Việt Nam sẽ hội nhập rất sâu, bởi vậy dự thảo văn kiện cần làm rõ những đặc thù của giai đoạn tới. Đề nghị, trong mô hình tăng trưởng tới đây, định hướng CNH-HĐH cần nhấn mạnh hơn khía cạnh hiện đại hóa, hướng đến những đô thị hiện đại… Cùng với đó, tập trung đầu tư cho KHCN, nhân lực chất lượng cao. Trong đó, phát triển chương trình khởi nghiệp quốc gia, như là một nhiệm vụ then chốt được nêu trong văn kiện...

Ông Nguyễn Văn Đệ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân tỉnh Thanh Hóa cho biết, đóng góp của DN tư nhân chiếm tới 40% GDP, nhưng đang bị phân biệt đối xử, không  được đánh giá đúng. Ông đề nghị, trong văn kiện cần chỉ rõ vai trò của DN tư nhân, khẳng định sự bình đẳng giữa DN tư nhân và DN nhà nước (DNNN). Văn kiện cần chỉ rõ, trừ những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc phòng thì ưu tiên DNNN, còn lại tất cả phải được bình đẳng giữa DN tư nhân và DNNN vì chúng ta đang hướng đến phát triển kinh tế thị trường. Để động viên đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đề nghị cần bổ sung lực lượng này vào liên minh khối đại đoàn kết dân tộc, thành liên minh công - nông - trí - doanh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần