Cần một thể chế “mềm” bảo vệ người dùng mạng xã hội
Ở Việt Nam hiện có khoảng 366 MXH đã được cấp phép hoạt động và phần lớn trong số này là các MXH của nước ngoài. Bên cạnh những tác động tích cực thì MXH cũng bị nhiều kẻ xấu lợi dụng lan truyền những thông tin thất thiệt khiến dư luận xã hội hoang mang.
Người dùng MXH Việt Nam cũng đang rất “hồn nhiên” trong việc chia sẻ các thông tin, hình ảnh cá nhân, gia đình, điều này được các chuyên gia cảnh báo là hết sức đáng lo ngại. Trong vụ bê bối Facebook làm rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng vừa qua, ở Việt Nam có 43.000 người bị ảnh hưởng.
"Mục đích của việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH không phải hạn chế người sử dụng mà nhằm phát triển, mở rộng MXH hoạt động văn hóa, nhân văn, đạo đức". Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn |
Nên để hiệp hội chủ trì xây dựng Bộ quy tắcThảo luận xung quanh việc bộ quy tắc ứng xử trên MXH một số ý kiến cho rằng các hiệp hội, hội xây dựng và ban hành bộ quy tắc sẽ phù hợp hơn là cơ quan quản lý Nhà nước. Theo nhà báo Nguyễn Hùng Sơn - Phó Tổng biên tập Tạp chí Ngày nay, Nhà nước chỉ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định, thông tư, các quyết định, còn bộ quy tắc không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên để các hiệp hội xây dựng. Đồng quan điểm, TS Phạm Hải Chung - Giảng viên Học viện Báo chí và tuyên truyền, đồng Trưởng ban Chương trình Internet và xã hội, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, điều đó sẽ bảo đảm môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.Các chuyên gia cũng góp ý, bộ quy tắc cần hướng tới tất cả người dùng MXH; thông điệp đưa ra cần được mọi người ở nhiều trình độ khác nhau dễ dàng nắm bắt và tránh hiểu lầm là công cụ để kiểm soát... Theo TS Phạm Hải Chung, bộ quy tắc nên mang tính diễn giải các quy định pháp luật liên quan đến MXH mà quy định pháp luật chưa nêu rõ, nếu ai tham gia không đúng quy tắc sẽ bị xử lý. Còn theo ý kiến của ông Đỗ Quý Vũ, phó Viện Chiến lược TT&TT, Bộ quy tắc ứng xử trên MXH nên ở dạng khung, đề ra các nguyên tắc cơ bản và các quy định, hướng dẫn chung cho các nhóm đối tượng. Trên cơ sở đó, các cơ quan, tổ chức có thể xây dựng bộ quy tắc riêng cho phù hợp với đặc thù của mình. Ở một góc nhìn khác, có ý kiến cho rằng, thực tế các MXH hiện nay đều đã có các “tiêu chuẩn cộng đồng” (community standards). Do đó, Nhà nước chỉ cần tập trung thúc đẩy các mạng xã hội thực hiện nghiêm túc những tiêu chuẩn cộng đồng mà họ đã đặt ra, thay vì tạo ra những “tiêu chuẩn” mới. Những hành vi vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng sẽ bị các nhà mạng xử lý, còn Nhà nước chỉ nên can thiệp nếu hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.Dự thảo bộ quy tắc ứng xử sẽ được đưa lên mạng để tiếp tục lấy ý kiến của đông đảo người dùng mạng xã hội.
Việt Nam hiện có 55 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm tỷ lệ 57% dân số), trong đó lượng người dùng mạng xã hội qua di động là 50 triệu người. Thời lượng sử dụng internet và mạng xã hội trong một ngày của người Việt tương ứng là 7 giờ và 2,5 giờ.Báo cáo mới nhất năm 2018 của Tổ chức We are Social |