Khi trẻ bỗng dưng chống đối cha mẹ...

Nguyễn Ngư
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chúng tôi đã đến gặp chuyên gia tư vấn với sự hoang mang, lo lắng, có thể nói là vô cùng sốc bởi vì tôi tin rằng đã nuôi dạy các con rất chuẩn. Đứa trẻ bé bỏng ngoan ngoãn, lễ phép, bỗng chốc một ngày chúng hét lên với cha mẹ những câu nói làm tôi bị tổn thương: “Con không muốn nói chuyện với bố mẹ nữa!”; “Tại sao bố mẹ không hiểu con?”; “Bố mẹ chưa bao giờ biết con đang thật sự thấy thế nào”…

Ảnh minh họa.
“Tại sao các con lại chống đối tôi?” - tôi thắc mắc. Cô con gái từng rất tình cảm giờ đây, ở tuổi 14, trở thành một con người hoàn toàn khác, đứa trẻ sẵn sàng xù lên những chiếc gai giống như lông nhím bất cứ khi nào tôi cố đến gần con. Cùng ngồi chờ tư vấn, một người đàn ông đã hoảng loạn khi cậu con trai 15 tuổi của anh luôn nhìn anh với ánh mắt với những tia căm thù. Phản ứng của thằng bé khi thấy cha hoặc khi cha chuẩn bị nói gì đó là sự phớt lờ và tỏ ra không hợp tác, không sẵn sàng tương tác.
Những cuộc cãi vã giữa chúng tôi và con gái thường liên quan đến “sự kiểm soát”: Giờ các con phải có mặt ở nhà, bài tập về nhà, việc nhà và sự tôn trọng. Ngay cả những trao đổi nhỏ dường như cũng có thể gây ra những phản ứng thái quá đối với trẻ vị thành niên khi bố mẹ nghĩ rằng mình đang quan tâm đến con cái bằng cách hỏi con: "Con đã lấy chìa khóa của mình chưa?" và "Con có đủ tiền đi xe buýt không?"… Nhưng trong suy nghĩ của con, bố mẹ đặt câu hỏi vì nghĩ con vẫn là một đứa trẻ.

Có phải vậy chăng mà cô con gái lên 14 tuổi của tôi đã bắt đầu từ chối những cái ôm và tình yêu thương từng là một thói quen tốt hàng ngày?Đối với bản thân cha mẹ như người lớn chúng ta, đây có thể là sự từ chối cay đắng, nhưng thanh thiếu niên chỉ đơn giản là giữ thể diện và muốn thể hiện với xung quanh rằng anh ta không còn là một đứa trẻ con. Con trở nên nóng nảy trong các cuộc tranh cãi với cha mẹ bởi: Họ đang đấu tranh để thay đổi mối quan hệ của mình với cha mẹ, để làm cho cha mẹ thấy rằng họ không phải là đứa trẻ. Con gái muốn cha mẹ nhận thức và chấp nhận con người mới và thú vị mà.

Sau những tư vấn của chuyên gia tâm lý, chúng tôi chợt vỡ ra rằng những cuộc trò chuyện trở nên yên lặng đến ngộp thở, chúng tôi càng muốn trao đổi, con cái càng im lặng và giữ khoảng cách. Tất cả những phản ứng tiêu cực hay tích cực của thanh thiếu niên đều mang thông điệp về sự mong đợi cha mẹ đánh giá cao con người trưởng thành trong chúng. Do đó, trong các cuộc cãi vã với cha mẹ, con cái càng sẽ muốn làm rõ nguyên nhân của cuộc cãi vã, chứng minh cha mẹ không hiểu chúng và yêu cầu sự công nhận đối với con người mới mà chúng thấy mình là - hoặc đang trên đường trở thành. Các cuộc tranh cãi đã khiến cả gia đình tôi rơi vào vòng xoáy vì góc nhìn và đánh giá vấn đề của cha mẹ và con cái không giống nhau, và hai bên đều cố chứng minh mình đúng, và không ai muốn lắng nghe ai.

Điều mà các nhà tư vấn tâm lý khuyên cha mẹ là hãy tìm cách trấn an con cái để chúng bình tĩnh và phải chắc chắn rằng cha mẹ sẵn sàng lắng nghe con và muốn được hiểu vấn đề của con, sau đó mới tiếp tục cuộc trao đổi. Ngay tại thời điểm đó, cha mẹ phải bỏ cái tôi và suy nghĩ rằng cha mẹ luôn luôn đúng để tập trung lắng nghe con và trao đổi với con các vấn đề khiến chúng cảm thấy không thoải mái. Và cha mẹ cần thỏa thuận với con rằng sự khác biệt giữa con với cha mẹ không có nghĩa là gia đình đang một mối quan hệ tồi tệ. Chúng ta cần phải hiểu rằng mối quan hệ cha mẹ với con cái ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ duy trì được sự thoải mái khi có thể ở bên nhau và sẵn sàng chia sẻ một loạt kinh nghiệm hàng ngày và bày tỏ nhiều cảm xúc - hạnh phúc cũng như giận dữ khi không hài lòng.

Chúng ta nhất định phải nhớ rằng đừng bao giờ để một cuộc cãi vã kết thúc với sự tức giận và phẫn nộ. Suy cho cùng, điều mà các con ở độ tuổi thanh thiếu niên muốn hướng tới là nhận được sự công nhận và tôn trọng từ cha mẹ mà mình vẫn luôn yêu quý và kính trọng.