Kinhtedothi - Hơn 14 năm, anh Lê Quang Siêng tỉ mẩn sưu tầm, góp nhặt từng vật dụng với mong muốn lưu giữ ký ức, truyền thống của mảnh đất quê hương.
Anh Siêng có đam mê đặc biệt với "Ông bình vôi"- vật dùng để đựng vôi ăn trầu."Ông bình vôi" ký kiểu - vật được vua quan triều Nguyễn sử dụng.Các vật dụng trong sản xuất nông nghiệp thời trước cũng được anh Siêng sưu tầm, lưu giữ.Các vật dụng thời chiến tranh.Chén, dĩa, bát hương... những vật dụng dùng trong sinh hoạt hằng ngày của các gia đình thời trướcChum, vại dùng đựng nước bằng gốm.Một số vật dụng bằng kim loại dùng trong sinh hoạt, thờ tự."Kho báu" được anh Siêng giữ gìn, sắp xếp theo từng nhóm. "Mình chỉ học đến cấp 2, không có chuyên môn nên cũng không rõ về giá trị các đồ vật sưu tầm được. Với mình, chủ yếu là giá trị về tinh thần, về ký ức. Thường tìm được gì, mình lên mạng tra thêm thông tin. Gia đình thấy mình làm việc khùng khùng, bao nhiêu tiền lương làm bảo vệ mang đi mua đồ cũ hết nên tìm cách ngăn cản, phải lén đi", anh Siêng thiệt thà. Thúng, cối đá, lọ gốm đựng hạt giống.Nguyện vọng của anh Siêng là hiến toàn bộ trên 2.000 hiện vật sưu tầm được trong suốt hơn 14 năm qua cho chính quyền địa phương. "Vùng này phát triển công nghiệp, nhiều người phải tái định cư nơi khác. Một nền văn hóa nông nghiệp đã và đang biến mất để nhường chỗ cho phát triển công nghiệp. Mình mong những hiện vật này sẽ được trưng bày, gắn kết với phát triển du lịch để có nhiều người biết đến văn hóa, cuộc sống của ông bà khi xưa", anh Siêng bày tỏ. . Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, về giá trị từng hiện vật, cần có những chuyên gia am hiểu mới đánh giá được, nhưng cách làm của anh Siêng là hết sức đáng trân trọng. "Để cho phần văn hoá, lịch sử và ký ức ấy phát huy giá trị, cần đến sự quan tâm của địa phương, của các cơ quan chuyên môn, chứ không để chỉ anh Siêng tự lo một mình”, Tiến sĩ Vũ chia sẻ.