Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển

Kinhtedothi - Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Theo các chuyên gia, chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” toàn khóa XIII là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay và trong tương lai.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII. Ảnh: Việt Linh
Sợi chỉ đỏ soi đường
Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh, Chuyên đề toàn khóa XIII, chuyên đề năm 2021 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” cũng là một trong những nội dung cốt lõi trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Theo PGS.TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kiến quốc, phục hưng đất nước vẫn luôn là sợi chỉ đỏ soi đường để đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Theo tư tưởng của Người, tự lực là tự mình làm lấy, không nhờ cậy ai. Ðiều này gắn liền với tự lực cánh sinh, tức là tự mình lo cuộc sống của mình, không ỷ lại vào người khác. Tự cường là tự mình xây dựng sức mạnh của mình, không ỷ lại vào người khác. Nó gắn liền với tự lập, tức là tự mình gây dựng cho mình, không cần sự giúp đỡ của người khác. Nói ngắn gọn, tự lực, tự cường là tự mình lo công việc của mình và gây sức mạnh cho mình, không lệ thuộc, không phụ thuộc, không ỷ lại ngồi chờ.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, trên nền tảng thành tựu của 35 năm đổi mới, Đại hội XIII của Đảng khơi dậy khát vọng phát triển đất nước bằng ý chí, tiềm năng, nguồn lực của cả dân tộc mà hạt nhân là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam kết hợp với sức mạnh thời đại. Nhưng để đạt được khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc phải tập trung xây dựng nhân tố con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phải làm theo gương Bác về việc nêu gương, nhất là những người lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu; cán bộ, đảng viên phải tận tâm tận lực trong việc lớn việc nhỏ, không dính líu gì với vòng danh lợi.

Đi vào chiều sâu

Theo GS.TS Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư), nội dung chuyên đề toàn khóa XIII gồm 2 phần: “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” và “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay”. Nội dung học tập và làm theo này là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Chuyên đề nhằm quán triệt sâu hơn nữa văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trang bị cho cán bộ, đảng viên, Nhân dân những nhận thức mới, kiến thức, tư duy mới, quyết tâm mới… để có thêm cơ sở, động lực phấn đấu hoàn thành Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chuyên đề toàn khóa cũng phản ánh nguồn động lực then chốt và cơ bản nhất đối với sự phát triển của đất nước ta trong những năm sắp tới.

Để việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới đi vào chiều sâu, thiết thực, theo GS.TS Phùng Hữu Phú, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của Đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội. Nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo, nhất là người đứng đầu - đây là điều kiện tiên quyết để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc trong Đảng và xã hội.

Cần có nhận thức đúng đắn rằng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một thể thống nhất, hòa quyện, tác động qua lại, không thể tách bạch. Phải gắn kết chặt chẽ giữa học và làm, vừa học vừa làm, trong học có làm, trong làm có học, học nữa, học mãi, học suốt đời, lấy hiệu quả công việc làm thước đo.

PGS.TS Bùi Đình Phong

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng: “bà tiên giữa đời thường"

29 Apr, 03:01 PM

Kinhtedothi - Nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị đã có buổi trò chuyện với Giáo sư, bác sĩ (GS.BS) Nguyễn Thị Ngọc Phượng - nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ - người phụ nữ tài danh và đức độ được nhiều người tôn vinh là “bà tiên giữa đời thường”.

Đồng Nai: Học sinh lớp 2 giành 7 cúp vàng và 28 huy chương cờ vua

Đồng Nai: Học sinh lớp 2 giành 7 cúp vàng và 28 huy chương cờ vua

21 Apr, 02:41 PM

Kinhtedothi- Em Ngũ Phương Linh (sinh năm 2017), hiện đang học lớp 2/1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, TP Biên Hòa, Đồng Nai, đã có hơn một năm tham gia thi đấu cờ vua và giành được nhiều giải thưởng lớn. Tính đến nay, em đã đạt được 7 cúp vàng và 28 huy chương ở các giải cờ vua khác nhau.

Nơi 2.000 đồng không chỉ mua cơm, mà còn mua hy vọng sống

Nơi 2.000 đồng không chỉ mua cơm, mà còn mua hy vọng sống

17 Apr, 10:45 PM

Kinhtedothi - Nằm đối diện bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội, có một quán cơm đặc biệt mang tên “Nụ cười Shinbi”. Chỉ với 2.000 đồng/suất, quán không những giảm bớt gánh nặng tài chính mà còn tiếp thêm tình yêu và nghị lực cho những bệnh nhân ung thư đang ngày ngày chống chọi với bệnh tật.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ