70 năm giải phóng Thủ đô

Chứng khoán 30/5:

Khối ngoại rút gần 3.000 tỷ trong phiên, bán ròng mạnh nhất từ đầu năm

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong phiên hôm nay 30/5, khối ngoại đã bán ròng gần 3 ngàn tỷ đồng, mạnh nhất từ đầu năm 2024. Ngoài MSR được bán theo giao dịch thỏa thuận trước đó, lực bán ròng của các cổ phiếu phía sau cũng khá mạnh so với một phiên bình thường,

Thị trường rút chân cuối phiên, VN-index bảo toàn mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán rút chân về cuối phiên chiều khi lực cầu vùng giá thấp nhập cuộc. VN-Index kết phiên giảm 6,3 điểm về mức 1.266,3 điểm.

Khối ngoại rút gần 3.000 tỷ trong phiên, bán ròng mạnh nhất từ đầu năm - Ảnh 1

Thanh khoản thị trường đạt 31.600 tỷ đồng. Trong đó khối ngoại bán ròng gần 2.900 tỷ, mạnh nhất từ đầu năm. Ngoài MSR bị bán theo thỏa thuận gần 2.000 tỷ đồng, lực bán ròng đến từ nhiều các cổ phiếu khác. Nhóm tài chính là tâm điểm bán ròng về khối lượng. Cụ thể MBB (214 tỷ đồng), ngoài ra FPT (196 tỷ đồng) hay VND (163 tỷ đồng). Trong khi đó, lực mua ròng lại rất khiêm tốn, cao nhất là 43 tỷ đồng PVT và HVN với 37 tỷ đồng

Trong ngày hôm nay, dòng tiền cá mập giao dịch tập trung tại nhóm bán lẻ. Top 10 cổ phiếu ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất lần lượt là:.FPT, MWG, MSN, HPG, SSI, MBB, DGC, VSC, STB và DIG.

Thanh khoản 3 cổ phiếu MBB, HPG và SHB dẫn đầu trong rổ VN30 và cao nhất sàn, khi có từ 25,8 triệu đến 28,8 triệu đơn vị.

Trong khi đó, dòng tiền phân hóa ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, khi không quá ưu ái nhóm ngành nào và những cổ phiếu tăng tốt đều chỉ là những cái tên riêng lẻ, nhưng đặc điểm là có tính đầu cơ cao.

Theo đó, EVG và VIP tăng kịch trần lên 6.590 đồng và 16.350 đồng, khớp lần lượt 8,45 triệu và 2,23 triệu đơn vị, KPF +5,6% lên 3.570 đồng, SMC +4,5% lên 14.000 đồng, HNG +4,1% lên 4.580 đồng, BCG +3% lên 9.590 đồng…

Các mã nổi bật khác có hai cổ phiếu ngành chứng khoán AGR +5,6% lên 21.800 đồng, ORS +2,8% lên 16.700 đồng.

Nhóm xây dựng, bất động sản với CII, OGC, HDC, SGR, VPH, CTI, D2D tăng từ 2% đến 4%...

Ở chiều ngược lại, PSH vẫn nằm sàn -6,9% xuống 7.170 đồng, khớp hơn 3,2 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 4,2 triệu đơn vị. Phần còn lại đều thu hẹp đà giảm và chỉ còn lác đác DAG, HHS, BIC, HID, VNE là mất điểm đáng kể khi đánh rơi 3-5%.

Cuối phiên, cổ phiếu họ Apec là API từ trạng thái giảm sàn chuyển sang tăng 7,8%, mã APS và IDJ được kéo hết biên độ.

So với trạng thái tiêu cực đầu phiên chiều, nhiều cổ phiếu VN30 bất ngờ được kéo mạnh trước giờ đóng cửa trong đó POW, MSN tăng 2-3%, GVR tăng 3,2% và MWG tăng 3,8% lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 9/2022.

Cổ phiếu trong hệ sinh thái Bamboo Capital tăng bất chấp thị trường "đỏ lửa"

Dù thị trường lao dốc, nhóm cổ phiếu trong hệ sinh thái Bamboo Capital (BCG) vẫn duy trì “sắc xanh” tích cực ngay từ đầu phiên giao dịch. Trong đó, cổ phiếu BCG tiếp tục nhận được sự ưu ái của dòng tiền, đẩy khối lượng khớp lệnh đạt hơn 19,6 triệu đơn vị, chễm chệ nằm trong nhóm Top thanh khoản của thị trường. Chốt phiên, cổ phiếu này dừng ở mức 9.590 đồng/cp.

Không chỉ BCG, mà các cổ phiếu khác trong hệ sinh thái Bamboo Capital là TCD (Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải) và BCR (BCG Land) cũng đi lên với giá chốt phiên lần lượt là 7.320 đồng/cp và 7.000 đồng/cp.

Trước đó, trong phiên 29/5, cổ phiếu BCG gây ấn tượng mạnh khi bất ngờ nhận được lực cầu lớn, hấp thụ hết lượng dư bán, kéo thị giá cổ phiếu tăng lên mức kịch trần 9.310 đồng/cp với thanh khoản 27,55 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới 1,84 triệu đơn vị. Thanh khoản của BCG chỉ đứng sau EIB và POW.

2 cổ phiếu TCD và BCR cũng "tạo sóng" khi đều đóng cửa ở mức kịch trần với thanh khoản tăng mạnh. Trong đó, TCD leo lên mức 7.190 đồng/cp, khớp 4,33 triệu đơn vị; BCR lên 6.600 đồng/cp, khớp 7,81 triệu đơn vị và đều còn dư mua giá trần.

Theo các đánh giá mới đây của Chứng khoán Tiên Phong, tiêu thụ điện trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2025 trong bối cảnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ mạnh vào các lĩnh vực này.