70 năm giải phóng Thủ đô

Không bị động khi kiện toàn nhân sự cấp cao

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ này Quốc hội Quốc hội dành hơn nửa thời gian cho công tác kiện toàn nhân sự, đều có sự chuẩn bị và cơ quan cấp trên quản lý cán bộ, thông báo đến các thành phần liên quan nên không có gì bị động.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội tại cuộc họp báo quốc tế thông báo kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII.

Phóng viên phản ánh nhân sự được miễn nhiệm có chút băn khoăn là hơi bị động khi không được thông báo sớm. Điều đó có thể ảnh hưởng đến kế hoạch làm việc của các vị đó. Vậy qua lần kiện toàn này có vấn đề gì cần rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn, việc kiện toàn này có được coi là tiền lệ hay không?

Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ này Quốc hội dành hơn nửa thời gian cho công tác kiện toàn nhân sự, đều có sự chuẩn bị và cơ quan cấp trên quản lý cán bộ, thông báo đến các thành phần liên quan nên không có gì bị động, thực hiện đúng quy trình miễn nhiệm, bổ nhiệm, kiện toàn nhân sự.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc
Ông Nguyễn Hạnh Phúc
Việc thực hiện kiện toàn trong nhiệm kỳ đã có tiền lệ và phải lựa chọn thời điểm để đảm bảo sự lãnh đạo xuyên suốt cũng như thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng.

Phóng viên cũng đặt câu hỏi, tại sao không miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân và chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Nguyễn Xuân Phúc trước khi bầu những người này giữ chức vụ mới? Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được bầu làm Chủ tịch Quốc hội rồi nên không cần miễn nhiệm nữa vì không có chuyện Chủ tịch kiêm Phó Chủ tịch được vì Phó Chủ tịch giúp việc cho Chủ tịch. 

Còn như Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì miễn nhiệm xong mới bầu ông Đỗ Bá Tỵ thay đồng chí Sơn. Với ông Nguyễn Xuân Phúc cũng vậy, từ Phó Thủ tướng lên Thủ tướng thì không thể kiêm 2 chức danh nên không cần miễn nhiệm. Còn các đồng chí khác phải miễn nhiệm.

Về ý kiến Quốc hội có nên rút kinh nghiệm trong việc thực hiện nghi lễ tuyên thệ trong những lần tiếp theo, vì vừa qua có ý kiến các đại biểu cầm điện thoại, ipad lên chụp thì chưa thực sự trang trọng? ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, có nhiều ý kiến góp ý như có ý kiến cho rằng các đại biểu nên đứng lên khi nghe tuyên thệ. Tôi nói việc quy định đứng hay ngồi là tuỳ từng nước.

Trong lúc lãnh đạo tuyên thệ thì nhiều đại biểu muốn ghi lại những hình ảnh, dấu ấn đó cũng là chuyện bình thường. Khi quay lên truyền hình thì nghi lễ tuyên thệ rất trang nghiêm. Tuy nhiên sẽ nghiên cứu hoàn thiện dần.

Liên quan đến câu hỏi của phóng viên gửi đến ông Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá thế nào về đại biểu tự ứng cử trong khoá XIII. Sắp tới, nhiều người ứng cử chủ yếu tập trung vào giới doanh nhân, ông nhận định thành phần này sẽ như thế nào trong khóa tới?

Ông Nguyễn Hạnh Phúc nói: “Chưa có đánh giá riêng về ĐB tự ứng cử mà chỉ có đánh giá chung về mức hoàn thành công việc của các ĐBQH. Rất đáng tiếc khoá XIII có 2 nữ ĐB tự ứng cử khối DN bị bãi miễn. Các ĐB tự ứng cử vẫn đóng góp rất nhiệt tình, hăng hái phát biểu.

“Họ đã được người dân, cử tri tín nhiệm, qua rất nhiều vòng rồi. Việc có nhiều người tự ứng cử tự do là điều tốt, chứng tỏ nhiều người quan tâm và tham gia diễn đàn Quốc hội. Quyền ứng của là của người dân và đến nay số lượng ĐB tự ứng cử khá đông. Đến hiệp thương vòng 3 mới chốt danh sách cuối cùng để biết số người ứng cử là bao nhiêu để dân bầu”, ông Phúc thông tin thêm.