Chưa có nhiều tòa nhà tiết kiệm năng lượng
Đại diện Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội (ECC-HN) cho biết, một tòa nhà sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải dựa trên 3 yếu tố: Thiết kế, công nghệ và quản trị năng lượng. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thật sự có lực lượng tư vấn thiết kế như kiến trúc sư, thiết kế cơ điện, thiết kế hệ thống quản lý năng lượng… đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiết kiệm năng lượng (TKNL). Lực lượng tư vấn thiết kế của Việt Nam chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các chương trình đào tạo bổ sung, cập nhật kỹ năng thiết kế các công trình xanh, TKNL nên hiện nay, nhiều công trình, các chủ đầu tư thường phải thuê tư vấn thiết kế từ nước ngoài.
Ngoài ra, hệ thống tiêu chuẩn, đánh giá và công nhận các công trình xanh của Việt Nam đã có, nhưng hiện vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Từ những nguyên nhân này, đa số các tòa nhà mới của Việt Nam mặc dù rất quan tâm đến việc TKNL, nhưng mới chỉ áp dụng TKNL một phần, chưa TKNL một cách hệ thống nên chưa đạt hiệu quả tối ưu.
Dự báo trong vòng 10 năm tới, nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ sẽ tăng gấp 3,6 lần hiện nay, do các tòa nhà thương mại được xây dựng ngày càng nhiều ở Việt Nam. Chính vì thế, yêu cầu cấp thiết hiện này là cần một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Và để làm được điều này, rất cần triển khai các dự án thí điểm trong các tòa nhà tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng… trên cơ sở đó có đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng ra cả nước.
Bắt đầu vẫn là con người
Trước áp lực về chi phí năng lượng ngày càng tăng, việc quản lý năng lượng (QLNL) là giải pháp sống còn đối với doanh nghiệp (DN). Thực tế cho thấy, việc thiết lập hệ thống QLNL mang lại những lợi ích lớn và duy trì hiệu quả trong sử dụng năng lượng, đặc biệt là trong các tòa nhà. Tuy nhiên, ngay cả ở một số DN đã xây dựng hệ thống QLNL, nhưng hầu hết đều mang tính tự phát, thiếu tính hệ thống, dẫn đến hoạt động QLNL kém hiệu quả.
Theo ông Đào Hồng Thái, Giám đốc ECC-HN, triển khai hệ thống QLNL (ISO 50001) được xem là một trong những giải pháp TKNL tối ưu hiện nay, giúp mang lại các lợi ích thiết thực cho DN như: Quản lý chi phí năng lượng một cách có hệ thống, hợp lý hóa sản xuất, giảm chi phí vận hành và bảo trì, tăng nhận thức và nâng cao kiến thức của nhân viên về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
như hiện nay, đội ngũ tư vấn thiết kế nên tự cập nhật các kiến thức về các công trình xanh để áp dụng vào những thiết kế của mình. Khi xây dựng được một đội ngũ tư vấn thiết kế theo những tiêu chuẩn hiện hành, lúc đó hiệu quả TKNL cho các tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà xây mới sẽ tăng lên. "Tuy nhiên, phải có môi trường tốt, lực lượng tư vấn thiết kế mới thực sự phát huy hiệu quả" - ông Thái nhận định.