Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không cử người thân là thành viên hội đồng kỷ luật, chủ trì họp kiểm điểm

Kinhtedothi-“Không cử người thân là thành viên hội đồng kỷ luật hoặc chủ trì cuộc họp kiểm điểm”- đó là đề xuất đáng chú ý trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 112/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý.

Trong đó, về nguyên tắc xử lý kỷ luật, dự thảo đề xuất bổ sung khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể; các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa; việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.

Trường hợp CBCCVC đề xuất đổi mới, sáng tạo và được cho phép thực hiện nhưng sau đó xảy ra thiệt hại, cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan. Nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được tính làm căn cứ để xem xét miễn trách nhiệm kỷ luật hoặc được tính là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm.

Ngoài ra, Dự thảo bổ sung quy định quyết định xử lý kỷ luật CBCCVC có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành. Trường hợp đã có quyết định kỷ luật về đảng thì hiệu lực của quyết định xử lý kỷ luật hành chính tính từ ngày quyết định kỷ luật về đảng có hiệu lực... Trường hợp CBCCVC tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật trong thời gian đang thi hành quyết định xử lý kỷ luật thì xử lý theo quy định.

Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực. Các tài liệu liên quan việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ CBCCVC. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của CBCCVC.

Cán bộ công chức bộ phận "một cửa" Bộ Nội vụ tiếp nhận giải quyết hồ sơ hành chính

Đặc biệt, Dự thảo này còn bổ sung quy định về CBCCVC có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm đó và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật.

Khi đó, cấp có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thực hiện việc xem xét xử lý kỷ luật và áp dụng hình thức kỷ luật theo quy định pháp luật tương ứng với vị trí CBCCVC hiện đang đảm nhiệm.

Đối với trường hợp này, cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ có trách nhiệm cung cấp toàn bộ hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm và cử người phối hợp trong quá trình xem xét, xử lý kỷ luật. Các quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng và các quy định khác có liên quan được tính ở đơn vị cũ nơi CBCCVC có hành vi vi phạm khi công tác.

Ngoài ra, Dự thảo cũng bổ sung quy định không được cử vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ hoặc chồng), cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; anh, chị, em ruột; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng của anh, chị, em ruột hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan hành vi vi phạm bị xem xét xử lý kỷ luật là thành viên hội đồng kỷ luật hoặc là người chủ trì cuộc họp kiểm điểm.

Đồng thời, Dự thảo sửa đổi, bổ sung một loạt quy định khác liên quan thời hiệu, thời hạn kỷ luật, các hành vi vi phạm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật, các hình thức kỷ luật đối với CBCCVC.

Bộ Nội vụ sắp ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Nội vụ sắp ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Nội vụ thông tin cụ thể về lộ trình cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin cụ thể về lộ trình cải cách tiền lương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ