Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Kinhtedothi - Hai thập kỷ qua, Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo từ 58,1% (năm 1993) xuống dưới 10%. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đảm bảo tính bền vững của kết quả đã đạt được.
Giảm nghèo chưa bền vững

Tại Diễn đàn giảm nghèo "Không để ai bị bỏ lại phía sau và hành động của Việt Nam" do Bộ LĐTB&XH tổ chức sáng 15/10, nhiều chuyên gia cho biết, một bộ phận dân cư thu nhập và đời sống ở sát ngưỡng nghèo chỉ cần gặp một cú sốc, bất kể là thiên tai, kinh tế hay bệnh tật, đều có thể khiến cho họ quay trở lại nghèo đói. Các nhóm dân tộc thiểu số có tốc độ giảm nghèo chậm hơn hẳn và có tỷ lệ nghèo cao gấp 3,5 lần so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Trong khi đó, do kết quả của quá trình đô thị hóa nhanh, các dạng nghèo đô thị mới đã xuất hiện trong các nhóm dân cư di dân và lao động trong khu vực phi chính thức.
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội hỗ trợ vốn vay làm kinh tế cho các hộ nghèo tại vùng nông thôn. 	Ảnh: Nha Trang
Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội hỗ trợ vốn vay làm kinh tế cho các hộ nghèo tại vùng nông thôn. Ảnh: Nha Trang
Trao đổi về chủ đề giảm nghèo, bà Cait Moran - Đại sứ nước Cộng hòa Ai-len tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế, thịnh vượng và gia tăng dân số có thu nhập trung bình, vẫn còn đó những thách thức trong việc xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng. Những khu vực dân cư nghèo khó, đặc biệt là dân cư các dân tộc thiểu số sống tại các vùng nông thôn và miền núi vẫn gặp các thách thức trong tiếp cận nguồn dinh dưỡng tốt, giáo dục, nước sạch và vệ sinh. Và "chúng ta không đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, xóa bỏ đói nghèo và sự bất bình đẳng nếu chúng ta không đạt được bình đẳng giới. Cũng như, chúng ta không thực sự trao quyền cho phụ nữ và trẻ em, những tuyên bố của chúng ta chỉ là các thông điệp cải lương và trống rỗng" - bà Cait Moran nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Pratibha Mehta - Đại diện thường trú Liên Hợp quốc  tại Việt Nam cho rằng, việc chậm theo kịp tiến độ thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ ở đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy, còn nhiều điều cần tiếp tục phải làm nếu muốn giảm nghèo ở mọi hình thái, mọi chiều ngoài thu nhập.

Thực hiện giảm nghèo đa chiều

Tại diễn đàn, đưa ra chương trình hành động của Việt Nam để "không bỏ ai lại phía sau", bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết, Việt Nam là quốc gia châu Á tiên phong áp dụng và thực hiện phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều. Điều này được thể hiện rõ ở Đề án "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020". Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng khẳng định: "Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đẩy mạnh phân cấp trao quyền cho cơ sở, cộng đồng, tăng cường sự tham gia, giám sát của người dân cả nước trước, trong và sau quá trình thực hiện".

Giải pháp là thế, nhưng có nhiều ý kiến băn khoăn về tình trạng thực hiện chính sách cào bằng dẫn đến nơi cần thì lại không có. Về việc này, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: Hiện, Chính phủ đang chỉ đạo các Bộ tiến hành rà soát lại toàn bộ chính sách liên quan đến giảm nghèo và an sinh xã hội để kết thúc những gì không còn phù hợp; nếu vẫn còn tiếp tục thì bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn; bổ sung chính sách còn thiếu. Tinh thần chung là không phải vì quá nhiều các chính sách mà chúng ta cắt hỗ trợ người nghèo. Vì giảm nghèo của chúng ta là đa chiều và có nhiều lĩnh vực, hầu như các bộ, ngành đều có chính sách tác động đến giảm nghèo.

Nói về 2 đề án trong tương lai, Thứ trưởng Sơn Phước Hoan - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội giải thích: Việc làm đó không làm giảm đi các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc; chỉ làm mất đi những hủ tục, những cái không phù hợp với kinh tế phát triển và thời đại. Còn về mặt văn hóa, truyền thống, những giá trị tinh thần tốt đẹp của người dân tộc sẽ tiếp tục được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Cũng như trong việc giảm nghèo, các chính sách bao giờ cũng đặt ra vấn đề bảo tồn văn hóa để làm sao đồng bào giữ được bản sắc văn hóa của mình trong quá trình vươn lên nhằm giảm nghèo và hội nhập với các dân tộc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/4/2025: Tài lộc hanh thông

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 26/4/2025: Tài lộc hanh thông

25 Apr, 08:29 PM

Kinhtedothi - Dòng chảy tiền bạc trở nên linh hoạt, tài chính ổn định, các kế hoạch kinh doanh hoặc hợp tác tài chính đều có dấu hiệu sinh lời rõ rệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù tiền bạc rủng rỉnh, bạn cũng không nên buông lỏng sự kiểm soát.

Thái Nguyên: hơn 2.750 học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ gạo

Thái Nguyên: hơn 2.750 học sinh dân tộc thiểu số được hỗ trợ gạo

25 Apr, 12:21 PM

Kinhtedothi – Để động viên kịp thời các em học sinh dân tộc thiểu số yên tâm học tập, tích cực rèn luyện, vừa qua Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Chi cục Dự trữ Nhà nước Khu vực VI tổ chức vận chuyển, giao gạo tới các địa phương, trường học, để phân bổ cho các em học sinh trên địa bàn thuộc đối tượng được hỗ trợ trong học kỳ II, năm học 2024 - 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ