Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không đến cơ sở y tế, 36% phụ nữ dân tộc thiểu số lựa chọn sinh con tại nhà

Kinhtedothi - Đây là một trong những nội dung được đề cập tới trong báo cáo kết quả công tác y tế và chăm sóc sức khỏe vùng dân tộc thiểu số và miền núi vừa được Ủy ban Dân tộc ban hành.
Theo Ủy ban Dân tộc, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai đến các cơ sở y tế để khám thai thấp. Chỉ có khoảng 70,9% phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi mang thai được khám thai hơn 1 lần tại các cơ sở y tế. Tỷ lệ bình quân này khá thấp so với mục tiêu phát triển bền vững Quốc gia đặt ra là: Đến năm 2020, có trên 85% phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai được khám ít nhất 3 lần trong thai kỳ.
Hiện, vẫn còn 11 nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ phụ nữ được khám thai dưới 50%. Trong đó, nhóm dân tộc thiểu số điển hình có tỷ lệ phụ nữ mang thai được đi khám thai thấp nhất tập trung ở: La Hủ (9,1%), Hà Nhì (25,4%), Si La (25,5%), La Ha (31,9%), Mảng (34,9%), Mông (36,5%).
 Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số chưa được khám thai đầy đủ. Ảnh: Vân Khánh.  
Thực trạng này theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc là khá nghiêm trọng, bởi tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đầy đủ có liên quan trực tiếp đến tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thống kê của Ủy ban Dân tộc cũng chỉ ra, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại nhà còn cao. Theo đó, vẫn còn tới 36% phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai lựa chọn sinh con tại nhà, thay vì đến các cơ sở y tế - nơi được cho là có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Cá biệt ở một số nhóm dân tộc thiểu số, còn có trên 80% các ca phụ nữ sinh nở tại nhà như: La Hủ, Si La, La Ha, Lự, Mảng, Hà Nhì.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, do điều kiện còn quá khó khăn, chất lượng dịch vụ y tế cơ bản cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung còn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư rất lớn trong giai đoạn tới mới bảo đảm được các mục tiêu phát triển bền vững. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ