Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không gian mạng là trận địa chính của báo chí hiện nay

Kinhtedothi - Không gian mạng bây giờ là "trận địa chính, là trận chiến chính" của báo chí. Công nghệ số lấy đi một số việc cũ nhưng cũng tạo ra những việc mới.

 Chiều 15/3, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam đã khai mạc Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024. 

Diễn đàn gồm 12 phiên, trong đó có 2 phiên toàn thể (khai mạc và bế mạc) cùng 10 phiên thảo luận, với 10 chủ đề thời sự, nóng bỏng về xu hướng báo chí hiện đại.

Các đại biểu tham gia Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024. Ảnh: Yên Nội

Báo chí không để thua cuộc trong cạnh tranh với AI

Tham luận tại diễn đàn, ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra đánh giá tổng quan về báo chí đương đại và những dự báo trong xu hướng chuyển đổi số của báo chí hiện đại. Đi thẳng vào những vấn đề đang đặt ra đối với báo chí cách mạng Việt Nam, ông Lê Quốc Minh cho biết, kết quả khảo sát cho thấy tình hình phát hành báo in đang sụt giảm không chỉ ở phạm vi toàn cầu, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đối với nhiều cơ quan báo chí trong nước.

Ông Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trương Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại diễn đàn. Ảnh: Huy Chương

"Đối với xu hướng báo chí toàn cầu, khảo sát về tổng doanh thu từ độc giả chiếm khoảng 83%, kế đến là nguồn thu từ phát triển sản phẩm và tìm kiếm doanh thu khác, vốn là những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư hiện nay", ông Lê Quốc Minh cho biết. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, thay vì bị động trước sự phát triển của AI hoặc bị thua cuộc trong cạnh tranh với AI thì báo chí trong nước nên chủ động tìm hiểu, ứng dụng AI vào hoạt động tác nghiệp của phóng viên báo chí.

Dẫn chứng cụ thể về vấn đề này, ông Lê Quốc Minh cho biết, hiện nay AI có thể cải thiện công việc của nhà báo trên nhiều phương diện, như: Tóm tắt những nội dung văn bản, tạo ra nội dung hỏi - đáp, cung cấp các câu trích, đặt tiêu đề bài viết, dịch nội dung sang các ngôn ngữ khác nhau...

Tại Diễn đàn, các tham luận cũng nhìn nhận, đánh giá về diễn trình báo chí cách mạng Việt Nam đang tiến đến mốc 100 năm phát triển. Trải qua hành trình phát triển gần một thế kỷ, báo chí ngày càng thể hiện rõ tính định hướng, đề cao sứ mệnh, trách nhiệm và nâng cao hiệu quả hoạt động, từng bước khẳng định tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, dân tộc.

Trong giai đoạn hiện nay, báo chí đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng và làm chủ công nghệ truyền thông hiện đại với sự ra đời nhiều chương trình, sản phẩm mới, lan tỏa sâu rộng trên các nền tảng số, có hiệu ứng tốt trong xã hội.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng dự báo, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các loại hình thông tin mới như mạng xã hội, hiện tại đang là thời điểm vô cùng khó khăn của báo chí thế giới cũng như báo chí Việt Nam do sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi trong thói quen và hành vi tiêu dùng thông tin của công chúng.

Các cảnh báo về sự phát triển tràn lan của thông tin giả, thông tin sai lệch khiến cho niềm tin của xã hội đối với báo chí bị giảm sút, trong khi đó nguồn thu quảng cáo càng ngày càng sụt giảm với mọi loại hình báo chí, kể cả điện tử. Ngoài ra, báo chí dù vẫn giữ vai trò mang lại thông tin hữu ích cho xã hội, nhưng sứ mệnh hàng trăm năm qua đang bị đe dọa bởi những biến chuyển liên tục, đặc biệt trong khoảng 1 thập niên trở lại đây.

Công nghệ làm thay đổi căn bản đối với báo chí

Phát biểu tại phiên toàn thể khai mạc Diễn đàn báo chí toàn quốc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ghi nhận, chia sẻ với ý kiến của các đại biểu, đồng thời nhìn nhận: Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất là đối với lĩnh vực báo chí, truyền thông và tạo ra sự thay đổi căn bản của lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Huy Chương

"Thay đổi căn bản tức là tương lai sẽ không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Nếu thay đổi thành công thì tương lai của chúng ta sẽ nằm phía trên của đường kéo dài, nếu không thì sẽ nằm phía dưới của đường kéo dài này", Bộ trưởng Bộ TTTT đưa ra dự báo.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, vài năm trở lại đây, công nghệ số lấy đi một số việc cũ nhưng cũng tạo ra những việc mới. Vậy là báo chí phải làm những việc mới. Đổi mới báo chí nằm ở chỗ báo chí phải làm hơn những gì mình đang làm. Báo chí cần một không gian rộng hơn là “Ai, cái gì, khi nào và ở đâu”, tức là rộng hơn việc đưa tin. Độc giả mong muốn biết những gì ở phía sau quá nhiều những tin tức kia. Đó có thể là một sự diễn giải, phân tích hoặc bình luận tin tức. Đó có thể là một cái nhìn đa chiều, một sự thấu hiểu sâu sắc và trí tuệ, một sự diễn giải thú vị, đầy tính gợi mở, hoặc một giải pháp cho những vấn đề của đất nước. Những khó khăn và những vấn đề của báo chí gần đây không làm giảm đi vai trò của báo chí, như một số người nghĩ như vậy, mà chỉ nói lên một điều là báo chí cần phải đổi mới.

Không thay đổi thì sẽ bị thay thế. Công nghệ số, Internet và truyền thông xã hội là những cú huých mạnh mẽ để đổi mới báo chí. Sự đổi mới này sẽ chỉ làm tăng lên vai trò và sự đóng góp của báo chí cách mạng vào sự nghiệp xây dựng Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

"Muốn đi xa thì phải về gần. Báo chí muốn đổi mới thì phải tìm về và giữ vững những giá trị cốt lõi và sứ mệnh ban đầu của báo chí cách mạng. Giữ cái bất biến này để ứng vạn biến. Cái vạn biến này chính là cách mà chúng ta làm báo. Không gian sáng tạo vô hạn của chúng ta là ở đây. Công cụ để thực hiện sự sáng tạo vô hạn đó chủ yếu là công nghệ số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Mong muốn báo chí đồng hành cùng TP Hồ Chí Minh

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu chào mừng tại Diễn đàn báo chí toàn quốc năm 2024. Ông Phan Văn Mãi bày tỏ vui mừng, tự hào, vì đây là lần đầu tiên UBND TP cùng phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam để đăng cai Hội Báo toàn quốc, là ngày hội lớn nhất trong năm của những người làm báo.

Ông Phan Văn Mãi cho biết, hiện nay có đầy đủ các cơ quan đại diện của các báo, tạp chí, báo nói, báo hình của Trung ương, địa phương; đồng thời, TP Hồ Chí Minh cũng đang có nhiều cơ quan báo chí, truyền thông của TP hoạt động báo chí rất sôi nổi, góp phần đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Huy Chương

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ về nhiều cơ hội, thách thức của TP, với tư cách là một cực tăng trưởng và là "đầu tàu" của cả nước trong chuyển động của kinh tế khu vực và toàn cầu.

Hiện tại TP Hồ Chí Minh đang thực hiện Nghị quyết 98 một cách quyết liệt. Do đó, để giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng thì hiện nay TP cũng tập trung các nguồn lực để tăng tốc hoàn thành, đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Vì vậy Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi rất mong muốn các cơ quan báo chí, truyền thông sẽ đồng hành cùng TP trong công tác tuyên truyền người dân và phản ánh sinh động quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Người đứng đầu chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng "đặt hàng" các cơ quan báo chí ở Trung ương, địa phương và TP Hồ Chí Minh tạo các chuyên mục, diễn đàn chuyên đề để góp ý, hiến kế cho quá trình triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố theo Nghị quyết 98 trong thời gian tới.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Hội báo toàn quốc 2024

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự Hội báo toàn quốc 2024

Đặc sắc Hội Báo toàn quốc năm 2024

Đặc sắc Hội Báo toàn quốc năm 2024

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2024

Tưng bừng khai mạc Hội Báo toàn quốc 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làm gì để thu hút chuyên gia?

Làm gì để thu hút chuyên gia?

07 Jul, 08:45 AM

Kinhtedothi – Thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước về làm việc là mục tiêu được Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW. Yêu cầu cấp bách là phải có cơ chế đột phá, chính sách đãi ngộ đặc biệt, môi trường làm việc khác biệt để chặn “chảy máu chất xám” và kiến tạo lực lượng tinh hoa cho các ngành công nghệ mũi nhọn.

Quy chế tổ chức, hoạt động của BCĐ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Quy chế tổ chức, hoạt động của BCĐ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

06 Jul, 09:16 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã ký Quyết định số 96/QĐ-BCĐCP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

Tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

06 Jul, 09:02 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 348/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp về giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính của Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Phân cấp công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Phân cấp công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

06 Jul, 08:39 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ