Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không khí lạnh có thể gây mưa dông, lốc sét ảnh hưởng đến Hà Nội

Kinhtedothi - Không khí lạnh được dự báo có thể gây mưa dông, lốc sét và gió giật mạnh ảnh hưởng đến Hà Nội và nhiều tỉnh, TP. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin cảnh báo, dự báo thiên tai để chủ động phòng chống.

Những ngày qua, nền nhiệt độ tại Hà Nội nói riêng được duy trì ở mức khá cao. Buổi sáng và đêm trời rét. Tuy nhiên, ban ngày nền nhiệt độ cao hơn 5 - 7 độ C. Nhiệt độ dao động từ khoảng 18 - 23 độ C. Thời tiết phổ biến nhiều mây và không mưa.

Tuy nhiên, diễn biến thời tiết kể từ ngày 24/2 được Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định là sẽ có sự thay đổi tương đối lớn khi không khí lạnh tràn xuống phía Nam. Dự kiến từ ngày 24/2, bộ phận không khí lạnh này sẽ tác động trực tiếp đến các tỉnh, TP khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội).

Không khí lạnh có thể gây mưa dông ảnh hưởng đến Hà Nội.

Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 13 - 16 độ C. Khu vực vùng núi phía Bắc phổ biến từ 10 - 13 độ C; có nơi vùng núi cao, nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C.

Riêng đối với TP Hà Nội, biểu đồ dự báo thời tiết cụ thể cho thấy từ ngày 23 - 28/2, nền nhiệt độ thấp nhất tại Thủ đô sẽ giảm dần. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày có thể ở mức 13 độ C. Thời tiết phổ biến nhiều mây, không mưa.

Đáng chú ý, cơ quan chức năng cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm với không khí lạnh. Theo đó, trong ngày và đêm 24/2, ở khu vực Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) sẽ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, đơn vị này hiện vẫn đang tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết; chuyển các bản tin dự báo cảnh báo thiên tai tới các địa phương để tổ chức công tác ứng phó.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cũng đề nghị các địa phương cần theo sát diễn biến thời tiết, thiên tai trên địa bàn; chủ động các biện pháp ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. Đồng thời, thường xuyên báo cáo để Văn phòng Thường trực nắm bắt, có chỉ đạo phòng, chống kịp thời.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

13 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi – Thời gian gần đây, nhiều xã, phường của tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này và mục tiêu bảo vệ tính mạng người dân được ưu tiên hàng đầu

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

12 Jul, 03:48 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến thời tiết phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tại tỉnh Điện Biên đã chủ động kích hoạt phương án ứng phó, phối hợp chặt chẽ với người dân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ