"Để bình ổn giá thịt lợn dịp Tết Tân Sửu, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kịch bản, chỉ đạo phát triển chăn nuôi phù hợp với tình hình thực tiễn của dịch bệnh và thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước cũng như các nước trong khu vực. Song song với chỉ đạo phát triển đàn lợn là phát triển đàn gia súc ăn cỏ, gia cầm, tăng sản lượng thịt, sản lượng trứng." - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến "Hợp tác xã Hoàng Long đã chủ động tăng đàn. Hiện tổng đàn lợn của hợp tác xã có trên 7.000 con, trong đó có trên 6.000 con lợn thương phẩm để xuất trong dịp Tết. Do chăn nuôi theo chuỗi khép kín nên chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được giá cả và nguồn cung." - Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Long |
Không lo thiếu thịt lợn dịp Tết
Kinhtedothi - Cận Tết, mặc dù thị trường thịt lợn chưa dứt đà tăng, nhưng các nhà quản lý đều khẳng định sẽ không để thiếu thịt lợn và tăng giá đột biến vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Đa dạng nguồn cung
Khảo sát thị trường thịt lợn ngày 18/1 cho thấy, giá lợn hơi ở cả 3 miền vẫn chưa dứt đà tăng. Hiện dao động từ 80.000 – 87.000 đồng/kg (tăng 15.000 đồng/kg so với tháng trước). Giá lợn hơi tăng kéo theo giá thịt lợn trên thị trường cũng tăng tương đương 15.000 – 20.000 đồng/kg và dao động từ 150.000 -180.000 đồng/kg. Chị Phạm Thị Thu, tiểu thương bán thịt tại chợ Phùng Khoang (Thanh Xuân) cho biết: Khoảng một tháng nay, giá lợn tăng từng ngày. Hiện thịt lợn móc hàm tại lò mổ đang có giá 117.000 đồng/kg. “Giá thịt lợn tăng là điều bình thường, bởi năm nào vào dịp cuối năm các mặt hàng đều tăng giá, không chỉ riêng thịt lợn. Mặc dù tăng giá từng ngày nhưng nguồn hàng vẫn rất dồi dào” – chị Thu chia sẻ.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Trọng cho biết: Đến cuối năm 2020, tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 27,3 triệu con (tăng 20% so với ngày 1/1/2020) và bằng 87% so với tổng đàn trước khi bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Việt Nam. Bên cạnh nỗ lực tái đàn, tăng đàn của các tỉnh, TP, các DN lớn đều cho kết quả tái đàn và mở rộng quy mô đàn lợn cao. Có đến 16 tỉnh, TP đã tăng đàn trên 100%, riêng Bình Phước tăng đến 168% so với trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, khâu sản xuất - cung ứng - tiêu dùng đang có sự hài hòa. Bên cạnh công tác tái đàn, tăng đàn trong nước, trong năm 2020, đã có 130 DN nhập khẩu 225.494 tấn thịt lợn, chủ yếu từ Nga, Ba Lan, Brazil, Canada, Đức, Mỹ… Từ 1/1/2021 đến nay, các DN tiếp tục nhập 600 tấn thịt lợn các loại phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Tân Sửu.Nói về việc giá lợn liên tục tăng trong thời gian gần đây, ông Trọng cho rằng, việc giá lợn tăng không có gì quá bất thường, bởi theo quy luật, vào dịp gần Tết Nguyên đán hầu hết các mặt hàng nông sản, trong đó có thịt lợn đều tăng. Nguyên nhân bởi thịt là nguyên liệu đầu vào của nhiều thực phẩm chế biến như giò, chả, xúc xích…. “Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng ađàn nhanh và đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn, đến thời điểm này có thể cam kết nguồn cung thịt lợn sẽ không thiếu hụt, giá sẽ tăng nhưng không đột biến trong dịp Tết” – ông Trọng khẳng định.Kiểm soát chặt an toàn thực phẩmBên cạnh việc đảm bảo nguồn cung, vấn đề an toàn thực phẩm dịp cuối năm cũng đang được các ban, ngành rốt ráo thực hiện. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Để đảm bảo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cung ứng cho người tiêu dùng, Hà Nội đã chủ động phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước để xây dựng được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Ngoài ra, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động xây dựng được 144 chuỗi sản xuất và tiêu thụ trong chăn nuôi, trồng trọt đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô. “Hiện nay chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, Hà Nội đã chủ động các biện pháp thanh tra, kiểm tra cũng như kiểm soát thực phẩm tại các chợ đầu mối, các siêu thị lớn và thực phẩm qua chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của Thủ đô để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng” – ông Tường thông tin.Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thanh trì Nguyễn Khả Khoa cho biết: Cơ sở giết mổ tập trung tại Vạn Phúc, huyện Thanh Trì hàng ngày giết mổ từ 1.800 - 2.000 con lợn, 60% nhập từ các tỉnh, TP khác về. Để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng thực phẩm trong dịp Tết của Hà Nội, lượng lợn nhập qua cơ sở giết mổ tăng lên gần 50%. Để đảm bảo công tác phòng dịch và đảm bảo an toàn thực phẩm, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thanh Trì cũng đã kiểm tra chặt chẽ việc vận chuyển lợn về tiêu thụ tại Hà Nội.Trước nhu cầu tiêu thụ thực phẩm dịp cuối năm, nhất là thịt gia súc, gia cầm gia tăng, bài toán kiểm soát tốt an toàn dịch bệnh cũng được lực lượng chức năng đặt lên hàng đầu, nhất là việc nhập khẩu thịt lợn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, để lợn được nhập vào Việt Nam thì cần bảo đảm nhiều tiêu chí về chăn nuôi theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Khi nhập khẩu vào Việt Nam, lại tiếp tục được cách ly rồi mới được đưa đi giết mổ.
“Lợn được lấy mẫu để xét nghiệm, bảo đảm an toàn thú y. Thực tế đã nhập rất nhiều nhưng chưa có trường hợp nào cần phải xử lý. Do đó, tạm thời có thể an tâm về vấn đề dịch bệnh trong nhập khẩu lợn sống...” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thông tin thêm.