80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không nên để doanh nghiệp tự thỏa thuận với dân trong thu hồi đất

KTĐT - Ngày 6/11, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), TS Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng: Việc để doanh nghiệp tự thỏa thuận với người dân khi thu hồi đất không phải là một cách làm hay và dân chủ thực sự.

Một trong những nguyên nhân chính khiến cho khiếu kiện đất đai chiếm số lượng lớn là do những quy định về chính sách của Nhà nước chưa thỏa đáng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

- Theo tôi đúng như vậy. Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng do Nhà nước đứng ra làm đại diện sở hữu chứ không phải là từng người dân đứng ra làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc để cho doanh nghiệp và người dân tự thỏa thuận với nhau về giá bồi thường thu hồi đất - nhìn ở góc độ lợi ích của người dân có vẻ là dân chủ hơn, nhưng nhìn ở góc độ pháp lý thì không chuẩn xác, vì từng người dân không phải chủ sở hữu của đất đai, mà là Nhà nước. Và trên thực tế đã bộc lộ quá nhiều vướng mắc, khiếu kiện cũng theo đó mà phát sinh bởi người dân nghi ngờ họ phải chịu thiệt thòi trong khi lợi ích sẽ chỉ rơi vào một nhóm người chứ không thuộc về Nhà nước.

Vậy, quy định doanh nghiệp và người dân tự đứng ra thỏa thuận khi thu hồi đất liệu có thỏa đáng?

- Theo Hiến pháp, chủ thể của quyền sở hữu về đất đai là nhân dân. Nhưng cái khó là chúng ta không lượng hóa được thế nào là nhân dân, bao nhiêu người thì được gọi là nhân dân. Một nhóm có thể là vài ba người, thậm chí hàng triệu người, nhưng cũng vẫn chỉ là một bộ phận nhân dân thôi, chứ không phải toàn thể nhân dân...

Phải hiểu rằng, Nhà nước là đại diện nhân dân, nhân danh nhân dân để quản lý đất đai cho toàn dân, nên Nhà nước phải đứng ra thỏa thuận với doanh nghiệp. Người dân sử dụng quyền chủ thể của mình bằng việc tham gia vào quá trình thỏa thuận với Nhà nước để xác định mức giá đền bù hợp lý, hợp tình. Vấn đề ở đây là bộ máy chính quyền phải trong sạch, công tâm, dốc lòng, dốc sức phục vụ nhân dân. Khi cơ quan quản lý Nhà nước đặt ra được những tiêu chí có lợi cho dân, chắc chắn dân sẽ làm theo. Nếu bộ máy chưa trong sạch, còn gắn lợi ích nhóm và hành động vì lợi ích nhóm,  rất khó để dân tin và làm theo. Vai trò của Nhà nước là ở đó và dân cũng có quyền khiếu kiện Nhà nước chính là ở chỗ đó.

Xin cảm ơn ông!

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ