Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không nhất thiết phải học đại học

Kinhtedothi - Nhiều người cho rằng, số cử nhân thất nghiệp tăng mỗi năm là do chất lượng giáo dục đại học (ĐH) chưa tốt.
Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội Phạm Quang Minh thẳng thắn thừa nhận thực trạng này. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng các trường ĐH cần có sự chia sẻ của xã hội trong việc đào tạo nhân lực.

Theo ông Minh, có hai yếu tố chính khiến giáo dục ĐH hiện nay chưa đạt chất lượng như kỳ vọng, Trước hết, Việt Nam có nền kinh tế thị trường đang hình thành, chưa hoàn thiện, mặt khác, xã hội có nhiều mâu thuẫn, đánh giá con người không dựa vào năng lực. Vì vậy, các trường ĐH khó có thể đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng.

Bên cạnh đó, tâm lý về việc phải đi học ĐH để có việc làm và phải làm việc trong cơ quan nhà nước cũng là nguyên nhân chính khiến giáo dục ĐH còn nhiều bất cập. Chính tâm lý này làm nảy sinh tiêu cực trong thi cử, người đi học chỉ cốt học để lấy một tấm bằng, thậm chí có những trường hợp bằng mọi giá phải có bằng ĐH thông qua việc trả tiền, thuê người học hộ. “Đúng là các trường ĐH chưa đào tạo được nhân lực như kỳ vọng. Nhưng chúng tôi mong rằng, xã hội nhìn nhận từ nhiều chiều để có sự đánh giá chính xác” - ông Minh bày tỏ.

Ông Minh cũng cho biết, theo thống kê của trường, hiện nay, phần lớn sinh viên ra trường không làm việc trong cơ quan công lập, mà làm trong khu vực tư nhân, khu vực liên doanh liên kết. Thêm vào đó, mỗi sinh viên có một năng lực, khả năng khác nhau, do đó, việc lựa chọn hướng nghề nghiệp cũng khác nhau. Bởi vậy, cần phải thay đổi quan niệm, không phải học gì làm đúng nghề ấy. Mấy ngày qua, dư luận đề cập nhiều về câu chuyện một thủ khoa ĐH Ngoại thương sau khi tốt nghiệp lại quay về bán bánh tráng trộn, nhưng với bạn ấy, làm được bánh tráng ngon cho nhiều người ăn là đem niềm vui đến cho mọi người.

“Không có ngành nghề nào thấp hèn. Chúng ta vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề về các vấn đề liên quan đến học thuật và học tập, vì vậy, việc thay đổi sẽ là một quá trình dài và liên tục” - ông Minh nhấn mạnh. Cũng theo ông Minh, xã hội nên làm quen với tư duy không nhất thiết phải vào ĐH để có tấm bằng, không nhất thiết phải làm ở cơ quan nhà nước mà phải hướng đến việc làm phù hợp với năng lực cũng như đam mê của bản thân.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

Hà Nội: tỷ lệ chọi của 15 trường THPT công lập hot

13 May, 09:32 PM

Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường THPT tại kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có một số biến động so với năm trước nhưng hầu hết các trường THPT hot vẫn có số lượng dự tuyển cao.

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học

13 May, 07:42 PM

Kinhtedothi – Nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp, ưu đãi cho giáo viên mầm non, dự bị đại học và nhân viên trường học.

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

Nỗ lực củng cố kiến thức, hỗ trợ tinh thần cho học sinh lớp 9

13 May, 03:21 PM

Kinhtedothi – Hơn 20 ngày nữa, kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời điểm này, hàng trăm nghìn học sinh lớp 9 tại Hà Nội đang nỗ lực ôn tập để củng cố kiến thức trong giai đoạn nước rút. Bên cạnh các em, cha mẹ, thầy cô luôn quan tâm sát sao để cổ vũ tinh thần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ