Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“Không vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi sức khỏe, tính mạng, an toàn của người lao động”

Linh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng nay, 18/5, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lần thứ I, do Bộ LĐTB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp tổ chức. Tới dự về phía lãnh đạo TP Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu.

Năm 2016, số vụ tai nạn lao động tăng gần 5%
Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp thay mặt Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ T.Ư cho biết: 2016 là năm tổ chức thành công Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - Phòng chống cháy nổ lần thứ 18. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai Luật ATVSLĐ cùng hệ thống các quy định hướng dẫn cụ thể các quy định của Luật đến DN và người lao động (NLĐ), đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của các cấp, ngành, người sử dụng lao động, NLĐ. Chính từ chuyển biến về nhận thức đến những hành động cụ thể, thiết thực mà tần suất tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, nhất là trong một số lĩnh vực, ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao trong giai đoạn 2011-2016 đã giảm gần 5% so với giai đoạn 2006-2010.
  Các đơn vị được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Dù vậy, trong năm qua, trên toàn quốc vẫn xảy ra hơn 7.900 vụ TNLĐ làm trên 8.200 người bị nạn, trong đó 862 người chết, 1.952 người bị thương nặng; vẫn có một số vụ TNLĐ rất nghiêm trọng như ngạt khí tại lò vôi, sạt lở vách đá, nổ nồi hơi... Năm 2016, số vụ TNLĐ tăng gần 5%, số người chết do TNLĐ tăng gần 7% so với năm trước; cả nước phát hiện 3.267 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp…
5 nội dung đề ra trong tháng hành động
Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tuyên bố phát động Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ I với chủ đề “Thúc đẩy công tác huấn luyện ATVSLĐ để phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp”, trong đó đề nghị các cấp chính quyền, cơ quan, DN, NLĐ tích cực hưởng ứng 5 nội dung:
 Các tập thể được trao Cờ Thi đua của Bộ LĐ-TB&XH, Cờ Thi đua của Tổng LĐLĐ
Thứ nhất, tập trung huy động nguồn lực để đa dạng hóa các hình thức huấn luyện, xây dựng cơ sở đào tạo, huấn luyện chất lượng trên cơ sở phát triển các tài liệu huấn luyện sát thực; nâng cao chất lượng giảng viên.
Thứ hai, đầu tư xây dựng các giải pháp, mô hình điển hình đảm bảo an toàn, phòng chống TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động để nhân rộng.
 Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu trao Bằng khen của UBND TP Hà Nội
Thứ ba, tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ lần thứ I gắn với hoạt động Tháng Công nhân, hướng về DN, đồng hành với DN.
Thứ tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ, tiếp tục triển khai chiến dịch thanh tra
Tại Lễ phát động, Bộ Trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã trao Bằng khen của Thủ tướng cho 4 tập thể và 2 cá nhân; Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp trao Cờ thi đua của Bộ LĐTB&XH cho 3 tập thể, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Bùi Văn Cường trao Cờ thi đua của Tổng LĐLĐ cho 3 đơn vị công đoàn cơ sở; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu trao Bằng khen của UBND TP cho 3 đơn vị tập thể và 3 cá nhân, vì thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ-Phòng chống cháy nổ.
trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ cao về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; xử lý nghiêm vi phạm về ATVSLĐ.
Thứ năm, NLĐ chủ động chấp hành đủ, nghiêm túc các nội quy, quy trình, biện pháp ATVSLĐ, trau dồi các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn.
“Chúng ta phải xem công tác đảm bảo ATVSLĐ trong mọi quy trình đầu tư và sản xuất kinh doanh, bằng những hành động, giải pháp cụ thể hàng ngày, hàng ca lao động. Không thể vì mục tiêu kinh tế mà đánh đổi sức khỏe, tính mạng và sự an toàn của NLĐ. Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, sức khỏe và vì NLĐ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Phát biểu hưởng ứng phát động Tháng hành động về ATVSLĐ trên địa bàn Hà Nội, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Khuất Văn Thành yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, các UBND quận, huyện, đơn vị, DN thuộc mọi thành phần kinh tế triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; thường xuyên làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tăng cường huấn luyện ATVSLĐ, góp phần tích cực làm chuyển biến nhận thức của người sử dụng lao động, NLĐ…