Hải Dương: Ô nhiễm nghiêm trọng từ núi rác thải
Hiện nay, cư dân ven sông Thái Bình, phường Hải Tân, TP Hải Dương đang phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng, nguyên nhân từ bãi phế liệu cách đó khoảng 100m được chất cao 3 - 4m, dài đến hàng trăm mét.

Được biết, bãi phế liệu này là của Công ty TNHH Huy Hoàng - đơn vị triển khai hạng mục xử lý rác thải đã chôn lấp tại bãi rác Soi Nam, TP Hải Dương.
Theo phương án được phê duyệt, nilon trong bãi rác này sau khi phân loại, một phần được xử lý bằng phương pháp đốt, một phần được giặt rửa, đóng kiện, đưa đi tái chế. Tuy nhiên, nhiều tháng trở lại đây, Công ty Huy Hoàng đã không xử lý nilon bằng phương pháp đốt mà chỉ giặt rửa, đóng kiện, tập kết trong khuôn viên.
Theo quan sát của PV, số phế liệu này chủ yếu là nilon thu hồi đã được giặt rửa nhưng không đồng nhất, có lẫn một số thành phần khác như nhựa, vải… được đặt trực tiếp trên nền đất và hầu như không có biện pháp che phủ, rơi vãi ngổn ngang.

Trước đó, theo kết quả khảo sát vào giữa năm 2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, Công ty Huy Hoàng đang tập kết khoảng 5.000 tấn nilon (3.000 tấn trong hành lang đê Thái Bình và khoảng 2.000 tấn trong khuôn viên công ty).

Công ty Huy Hoàng cũng đã có công văn số 25/2001.CV-HHHD ngày 12/5/2021 giải trình với Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cam kết chậm nhất giữa tháng 7/2021 sẽ chuyển toàn bộ lượng nilon đang tập kết đi xử lý.
Từ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã có văn bản yêu cầu Công ty Huy Hoàng tập trung có biện pháp chuyển ngay lượng nilon đang tập kết đi xử lý. Nếu sau ngày 20/7/2021 (hoặc ngày khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh) công ty vẫn tập kết nilon không đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lập hồ sơ xử lý vi phạm theo các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên đến nay núi rác này vẫn tồn tại trong khu đô thị như thách thức cơ quan chức năng mà chưa có lời giải?

Tái chế phế thải xây dựng: Giảm ô nhiễm, tiết kiệm chi phí
Kinhtedothi - Sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng đã tạo ra lượng lớn phế thải xây dựng (PTXD), gây ảnh hưởng tới môi trường và tốn diện tích bãi thải. Việc tái chế những vật liệu tưởng chừng như bỏ đi này có thể đem lại nhiều ý nghĩa cả về khoa học, kỹ thuật cũng như kinh tế, môi trường.

Xử lý nghiêm mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh xử lý nghiêm mọi tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường...

Kiên quyết xử lý nghiêm các khu vực có ô nhiễm môi trường
Kinhtedothi - Theo Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), một trong những những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2022 của ngành là việc thực hiện triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020.