Một số làng nghề thịt chó mai mộtHà Đông những năm 2010 về trước có 2 làng chuyên buôn bán, kinh doanh thịt chó là: Cầu Khâu (Phú Lãm) và La Dương (Dương Nội). Bà Lê Thị Thanh Bình, Trưởng phòng Y tế quận Hà Đông, nói: Chúng tôi gọi vui đó là làng nghề thịt chó. Làng Cầu Khâu có đến trên 10 hộ chuyên kinh doanh chó sống và thịt chó. Làng La Dương thời điểm đó cũng có đến trên 15 hộ chuyên kinh doanh chó và thịt chó. Số lượng kinh doanh khá lớn cả bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, cả 2 làng nghề giờ đây đều đã mai một hẳn. Làng Cầu Khâu nay chỉ còn 2 hộ và là La Dương nay chỉ còn 1 hộ, kinh doanh thịt chó nhỏ lẻ, không còn lớn như trước đây. Toàn quận bây giờ hoạt động kinh doanh thịt chó, mèo chỉ còn khoảng 20% so với trước đây cả về số lượng hộ và sản lượng thịt.
|
Làng thịt chó Nhật Tân bây giờ chỉ còn 1 cửa hàng Anh Tú Béo. Giữa trưa ngày cuối tháng nhưng khách đến ăn cũng vắng vẻ. |
Cũng giống như 2 làng nghề trên, làng nghề thịt chó Nhật Tân cũng một thời “lừng danh” đất kinh kỳ. Khoảng thời gian những năm từ 2010 trở về trước, con đường Âu Cơ, Nghi Tàm trên địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ tấp nập những hàng thịt chó, mèo.
Theo đại diện phường Nhật Tân: Từ những năm 90 của Thế kỷ trước Nhật Tân nổi tiếng một số hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng thịt chó. Ban đầu từ một vài hộ sau đó có trên 20 nhà hàng. Cuối tháng các quán trưa và chiều đến lại tấp nập người ra vào quán thịt chó. Khi đó, khu vực kinh doanh thịt chó của các hộ là men theo đê (nay là đường Âu Cơ). Địa điểm kinh doanh còn rộng rãi chỗ để xe, thiên nhiên hoang sơ, dân cư vắng vẻ nên có mặt bằng kinh doanh thu hút nhiều khách nội thành. Tuy nhiên, sau khi nhà nước sử dụng phần đê để mở rộng đường (đường Âu Cơ) thì các nhà hàng mất khu vực để xe. Hơn nữa các diễn tích đất trống xung quanh các hộ dân xây dựng nhà cửa, trồng hoa, đào các nhà hàng bán thịt chó không còn không gian rộng rãi kinh danh và vị trí để xe gặp rất khó khăn. Trong khi đó thị trường thịt chó phát triển ở khắp nơi dẫn đến tình trạng bão hòa, khách cũng vắng đi và dần dần các hộ kinh doanh chuyển hướng sang các lĩnh vực khác.
|
Cửa hàng kinh doanh thịt chó Trần Mụ số 348 Âu Cơ một thời nổi tiếng kinh thành. Bây giờ đã đóng cửa. |
Phóng viên đã tìm hiểu người dân ở đây được biết: Những năm trước, Nhật Tân nổi tiếng nhất là quán Trần Mục, số 348 Âu Cơ mỗi ngày tiêu thụ hàng tạ thịt chó. Nhưng bây giờ trên địa bàn phường Nhật Tân cũng chỉ còn 1 hàng thịt chó Anh Tú Béo. Do địa thế của nhà hàng không có chỗ để xe nên vào giữa trưa những cũng không có lấy 1 khách vào nhà hàng.
Khá nhiều nơi phát triển nghề kinh doanh chó, mèoLàng La Dương, Dương Nội, Hà Đông gần như đóng cửa nghề kinh doanh thịt chó, mèo. Tuy nhiên, ngay sát cạnh đó là xóm Tó, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm lại phát triển rầm rộ nghề buôn bán, kinh doanh chó, mèo.
|
Làng La Dương, Dương Nội, Hà Đông đóng cửa nghề kinh doanh thịt chó thì, ngay cạnh đó là xóm Tó lại nở rộ các cửa hàng kinh doanh thịt chó mèo. Ở đây vừa bán buôn, bán lẻ tấp nập cả sáng chiều. Chị một con phố ngắn đã có khoảng chục nhà buôn bán thịt chó, mèo. |
Đóng vai người mua thịt chó để bán, chị L người dân La Dương chia sẻ: Bây giờ người làng La Dương không buôn bán kinh doanh chó như trước đây nữa. Họ chuyển sang bên xóm Tó, Tây Mỗ. Ở đấy có đến chục hộ kinh doanh chó, mèo. Chị muốn mua lẻ có lẻ, mua buôn có số lượng bao nhiêu cũng được. Nếu chị mở cửa hàng, chỉ cần hẹn thời gian, địa điểm là họ có thể chở đến tận nơi. Ở đây bán nhộn nhịp nhất là buổi sáng từ 6 giờ trở đi đến 9-10 giờ, trưa chỉ còn những người mua về ăn. Chiều thì từ 15 giờ đến tối. Nhưng sáng vẫn đông nhất.
Theo lời chị L, chúng tôi đến xóm Tó vào lúc 16 giờ chiều. Quả không sai, chỉ khoảng chưa đầy nửa cây số nhưng có đến khoảng chục hộ kinh doanh chó, mèo từ bán lẻ, đến bán buôn. Chó, mèo có thể bán ở nhiều dạng khác nhau: Bán sống, móc hàm, cắt miếng và chín.
Cửa hàng T mỗi ngày bán ra đến cả tạ chó, mèo. Một người mua chó chỉ vào con trong chuồng. Chủ cửa hàng với 1 cái móc đưa vào cổ, con chó chỉ kịp kêu ẳng và công đoạn giết mổ, thui rơm diễn ra sau đó.
|
Những hộ kinh doanh ở xóm Tó, Tây Mỗ nhà nào cũng vài chuồng chó, mèo sẵn sàng cho khách đến lựa chọn, phục vụ cả mua buôn, mua lẻ. |
Theo chị L, ở đây mỗi ngày cũng phải tiêu thụ đến cả tấn chó, mèo. Họ bán buôn đi khắp các cửa hàng kinh doanh thịt chó, mèo ở chợ và hàng ăn trên địa bàn Hà Nội.
Phóng viên cũng đã về thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, nơi chuyên ăn thịt chó vào ngày 4 Tết, với sản lượng tiêu thụ lên đến hàng tấn trong 1 ngày. Ông Nguyễn Gia Tứ trưởng thôn Yên Trường cho biết: Ở đây cả làng ăn thịt chó vào ngày Mồng 4 Tết Nguyên đán, nhưng chỉ có 2 hộ kinh doanh thịt chó, số lượng cũng không nhiều. Chủ yếu bán cho người ăn chứ không bán buôn. Kinh doanh lớn phải là ở làng bên Đông Phương Yên.
|
Dọc quốc lộ 6, khu vực xã Trường Yên có khá nhiều hàng bán chó, mèo. Phần lớn họ bán buôn vào sáng sớm. |
Chia sẻ với ông Đỗ Văn Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên, cũng là người làng Đông Phương Yên, được biết: Đông Phương Yên có đến cả chục hộ kinh doanh buôn bán chó, mèo. Ở đây các hộ chủ yếu bán buôn nên họ trương biển ra ngoài đường, nhưng không bày bán nhiều. Mỗi ngày tiêu thụ hàng tấn thịt chó, mèo. Họ mua cả xe tải ở miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An đem ra bán cho các nhà hàng. Ngoài này mỗi hộ chỉ nuôi 1 vài con trông nhà nên số lượng ít lắm không đủ cung cấp. Họ chuyên bán buôn nên buổi sáng từ 2-3 giờ sáng là họ đã nhập chó, mèo về. Các nhà hàng, quán ăn, người bán lẻ tại các chợ đặt bao nhiêu con họ giết sẵn để giao. Buổi chiều bán thịt chó nhiều nhất ở chợ thị trấn Yên Mỹ, có đến cả chục hộ bán lẻ thịt chó đây. Phóng viên đến chợ Yên Mỹ, quả đúng như lời ông Ba nói. Chợ có đến gần chục người bán thịt chó. Mỗi hàng bán từ 2-4 con nhưng chiều muộn hàng nào cũng chỉ còn rất ít. Như vậy, lượng thịt chó vẫn được người dân tiêu thụ mạnh.
|
Chợ thị trấn Yên Mỹ có gần chục hành kinh doanh thịt chó. |
|
Mỗi hàng cũng tiêu thụ vài con chó/phiên. Cuối phiên chợ các hàng chỉ còn rất ít thịt. |
Cũng giống Đông Phương Yên, thôn Cao Hạ, xã Đức Giang Hoài Đức cũng có đến 40 hộ trực tiếp thịt chó và bán buôn. Bình quân mỗi ngày Cao Hạ tiêu thụ 2 - 5 tấn thịt chó. Như vậy, trên địa bàn các quận, huyện của Hà Nội hiện nay còn khá nhiều nơi tiêu thụ thịt chó. Điều này cho thấy, một bộ phận người dân vẫn coi thịt chó là nguồn thực phẩm.
Đón đọc Bài 2: Những hệ lụy đáng tiếc khi ăn thịt chó