Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khuyến khích người dân không ăn thịt chó - Bài 2: Những hệ lụy đáng tiếc khi ăn thịt chó

Bài và ảnh Thời Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Thịt chó mèo không được kiểm dịch thực vật trước khi bán làm thực phẩm trong ăn uống. Điều này gây ra khá nhiều hệ lụy trong quá trình giết mổ, kinh doanh và ăn thịt chó.

Nhiễm dịch bệnh

Theo bà Ng ở Nhật Tân chia sẻ, trước kia việc kinh doanh thịt chó ở đây rầm rộ đã có người bị chó dại cắn. Chị L ở Dương nội chia sẻ: Trước đây, Dương Nội mở ra nhiều hàng kinh doanh thịt chó, họ mua hàng ở nhiều nơi. Cách đây gần chục năm khi xảy ra dịch tả các cơ quan nhà nước kiểm tra có mẫu bệnh tả ở thịt chó và yêu cầu đóng cửa. Dương nội chỉ còn 1 hộ nhà Quỳnh Mai, còn có rất nhiều hộ ở xóm Tó vẫn kinh doanh khá sầm uất.
 Xóm Tó khá nhiều người kinh doanh thịt chó, mèo.
Ông Tứ Trưởng thôn Yên Trường, xã Trường Yên chia sẻ: Vào ngày 4 Tết cả thôn Yên Trường ăn thịt chó. Ở đây có 54 dòng họ, họ nhỏ cũng phải ăn đến 20 – 30 kg. Họ nhà nào to thì cũng phải mua 50 – 70 kg. Ăn bữa đó xong, mọi người đi tảo mộ đầu năm, sau đó là con cháu đi làm. Tuy nhiên, do phải mua lượng thịt chó lớn nên các gia đình phải tập trung tích trữ vào dịp cuối năm trước. Nhà nào cũng có chuồng nhốt chó. Trước đây việc tiêm phòng dại chưa được coi trọng như bây giờ, trong quá trì làm thịt đã có người bị chó dại cắt.
  Trong quá trình thịt chó, chẳng may bị chó dại cắn, không kịp thời tiêm phòng dại sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Theo bà Bình, Trường Phòng Y tế quận Hà Đông, cách đây gần 10 năm Hà Đông phải đóng cửa làng thịt chó La Dương, Dương Nội là vì Hà Nội xảy ra dịch tả. Sau khi các cơ quan chuyên môn kiểm tra, xét nghiệm thì thịt chó ở Dương Nội có nhiễm phẩy khuẩn tả, sau đó TP và quận đã phải đóng cửa làng thịt chó. Hơn nữa, ăn thịt chó, mèo dễ bị nhiễm bệnh dại.

Theo thống kê từ các cơ quan chuyên môn: Nhiều con chó, mèo ủ bệnh dại khó phát hiện. Có những con chó, mèo ủ bệnh đến 1 tháng. Khi bị chó, mèo trong quá trình ủ bệnh cắn nếu không kịp thời đi tiêm phòng bệnh dại và tiêm không đủ số mũi điều trị theo khuyến cáo của ngành Y tế thì rất dễ bị tử vong. Khi người nhiễm vi rút dại ở chó mèo, nếu bị phát bệnh không còn cách chữa trị.
Ăn thịt chó dễ mắc phẩy khuẩn tả. Làng thịt chó La Dương đã phải đóng cửa vì phát hiện có nhiễm phẩy khuẩn tả cách đây gần 10 năm.
Phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên

Bà Lự ở làng Yên Trường, xã Trường Yên, Chương Mỹ chia sẻ: Nhà tôi lúc nào cũng nuôi từ 4-5 con chó. Cứ chiều muộn là nhà tôi phải đóng cổng vì trộm chó vào tận đầu sân này bắt chó. Nhìn thấy bọn chúng bắt chó mà không làm gì được. Con chó ngoài việc trông nhà, nó cũng bắt được chuột giúp cho cây trái trong vườn khỏi bị phá hoại. Ở đây mèo không nhốt được nên rất dễ bị bắt mất.
 Các con chó nhà bà Lự luôn tình cảm với người. Bất kỳ ai đến chúng đều lại gần, vì vậy rất dễ bị bắt. Đã nhiều lần nhà bà bị bắt mất chó. 
Một số người dân trong làng cho biết: Ở đây cứ hở ra chó mèo đều bị chúng bắt mất ngay. Ông Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên chia sẻ: Trước kia nạn bắt chó mèo ở làng Đông Phương Yên xảy ra khá nhiều. Người dân bên ấy đã 3 lần bắt được kẻ trộm chó, mèo nên bây giờ cũng thấy đỡ bị mất trộm.
Mất chó, mèo là mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, khiến cho sản xuất lúa màu bị chuột phá hoại. Năm nào cũng vậy, ở đâu đó nhiều vùng quê đều gióng lên hồi chuông chuột gây hại mùa màng.
 Tránh chuột phá hoại mùa màng nông dân phải căng ni lông. Những ruộng không căng ni lông lúa bị chuột ăn hết.
Tháng 1 năm 2018, nông dân ở ấp Hoà Hợp, xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, các diện tích lúa bị thiệt hại do chuột phá hoại từ 30 - 60%. Một số không còn diện tích nào thu hoạch , có những đám lúa bị lũ chuột phá hoàn toàn, buộc phải cắt về cho bò ăn. Tháng 9/2017, 150 ha lúa của xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, gần như mất trắng vì chuột phá hoại.

Mỗi lần về quê chị tôi cũng như nhiều bà con trong làng lại phàn nàn, nhà cứ nuôi được con chó nào to là mất con ấy. Mèo cũng vậy, mua hết lần mèo này đến lần mèo khác nhưng cứ to bắt chuột được thì lại bị mất. Bây giờ không có mèo chuột chạy khắp vườn, bao nhiêu trái cây cũng bị chúng ăn hết. Ngoài đồng, nếu nhà nào không chịu đánh chuột, hoặc căng ni lông thì lúa, màu cũng bị nó ăn sạch. Bây giờ kẻ bắt chó mèo táo tợn lắm, chúng bắt ngay trước mặt mình mà không làm gì được. Buổi tối chúng dùng cái đèn pha rất sáng rọi thẳng vào mắt con mèo, thế là chúng bắt được ngay.
 3 chuồng mèo đầy ắp ở đây lên đến gần trăm con.
 Các chủ cửa hàng ghi biển là mèo hoang, nhưng thực chất mèo do các gia đình nuôi và bị bắt trộm. Những kẻ trộm chó, mèo bán lại. 
Tìm hiểu của phóng viên tận mắt nhìn thấy những chuồng mèo, chó ở Tây Mỗ. Nhiều cửa hàng ghi biển kinh doanh chó, mèo hoang. Gian hàng của gia đình anh T đầy ắp các loại chó, mèo. Có 2 chuồng mèo số lượng lên đến gần trăm con đang chờ khách hàng. Vài con chó đã được làm thịt xong. 5 con mèo cũng vừa được thui rơm. Nhiều con mèo chỉ vài tháng tuổi còn rất nhỏ. Có cả mèo tây chỉ để nuôi làm cảnh cũng bị bắt bán vào cửa hàng kinh doanh chó, mèo. Phóng viên hỏi mua mèo, anh này nói: Mèo này nuôi được đấy, 140.000 đồng/kg. Có cả mèo tây, có nuôi thì mua giá cũng 140.000 đồng/kg.
 Những con mèo vừa bị giết để trên sàn đất.
 Có khá nhiều con mèo tây bị nhốt trong chuồng chờ thịt.
Nhìn những chuồng mèo đầy ắp cả ta và tây, ai cũng hiểu chẳng có con mèo hoang nào. Theo chia sẻ của một số hộ dân, mọi người nuôi chó còn bán chứ mèo không ai bán bao giờ, vì chủ yếu nuôi để bắt chuột. Đây đều là những con mèo bị bắt trộm của các gia đình. Mất chó, mèo chính là phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, khiến cho đàn chuột ngày càng phát triển mạnh mẽ, phá hoại mùa màng khắp nơi.
Mời quý vị và các bạn xem tiếp bài 3 (bài cuối)