Khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 23/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn...

Kinhtedothi - Chiều 23/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc về giảm nghèo bền vững năm 2013 và nhiệm vụ, giải pháp, định hướng sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo năm 2014 - 2015.

Mỗi năm có 1/3 số hộ tái nghèo

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Trọng Đàm, đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm xuống còn 7,8% (bình quân giảm 2%/năm). Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm nhanh với mức bình quân năm 5%/năm (hiện là 38,2%). Tuy nhiên, kết quả này chưa vững chắc, nhiều nơi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn trên 50%, thậm chí có nơi đến 70%. Cùng với đó, bình quân mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo.

 
Trao quà cho bà con nghèo thôn Pháp Kệ, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh: Bích Phượng
Trao quà cho bà con nghèo thôn Pháp Kệ, Bố Trạch, Quảng Bình. Anh: Bích Phượng
Nguyên nhân được chỉ ra là hiện có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao. Sự chồng chéo của hệ thống chính sách cũng đang trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả và mục tiêu giảm nghèo. Ngoài ra, việc ban hành những chính sách hỗ trợ với định mức thấp như hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, đã tạo sự ỷ lại, không tạo ra động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Bỏ dần các chính sách “cho không”

Với mục tiêu đặt ra là giảm tỷ lệ nghèo cả nước từ 7,8% (năm 2013) xuống còn 5,8 - 6% vào cuối năm 2014 và đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành, Quốc hội, Chính phủ đã bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 6.242 tỷ đồng (tăng 1.211 tỷ đồng so với năm 2013). Cơ chế, chính sách giảm nghèo trong thời gian tới cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng sẽ phân loại đối tượng hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên, từng bước phân định rõ đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo. Đồng thời, giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp "cho không" đối với một số nhóm cụ thể, đồng thời tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên. Đặc biệt, quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đề nghị các bộ ngành, địa phương lưu ý đến việc thiết kế chính sách giảm nghòe để người dân vươn lên tự thoát nghèo, không phải để các địa phương đăng ký vào danh sách xã nghèo, huyện nghèo. Đồng thời ban hành những chính sách hỗ trợ mới, mở rộng thêm đối tượng hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo để hạn chế tái nghèo. Về chính sách BHYT, giao Bộ Tài chính chủ trì với các bộ ngành nghiên cứu, nâng mức hỗ trợ BHYT cho người cân nghèo từ 70% lên 100% như người nghèo và các đối tượng dễ tái nghèo…
Quan tâm "giảm nghèo theo địa chỉ"

Ngày 23/4, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thảo luận về Dự thảo Báo cáo của UBTV Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. Nhiều ý kiến đề nghị, Quốc hội ban hành Nghị quyết về "Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2020" tập trung vào việc định hướng điều chỉnh chính sách giảm nghèo sau 2015, ưu tiên bảo đảm nguồn lực đối với các chính sách này. Cùng với đó, nghiên cứu xây dựng chính sách theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều; quan tâm "giảm nghèo theo địa chỉ"...

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần