Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khuyết từ văn bản

Kinhtedothi - Lâu nay, khi nói đến sự xuống cấp của văn hóa lễ hội, lý do quen thuộc mà nhà quản lý văn hóa đưa ra là: Ý thức của người dân chưa tốt. Tuy nhiên, trong Hội nghị tổng kết công tác lễ hội 6 tháng đầu năm 2014 diễn ra sáng 6/6, lần đầu tiên, nhà quản lý nhận lỗi về mình.
Thông tư mới ban hành đã gặp phản ứng

Mặc dù, việc thông báo nội dung Thông tư liên tịch giữa Bộ VHTT&DL và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là đề mục nhỏ cần bàn bạc trong hội nghị, song vì không đưa ra cách thức quản lý và phối hợp cụ thể, nên Thông tư đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý văn hóa cơ cở.

Có đến gần 10 năm, người làm văn hóa mong chờ thông tư liên tịch giữa Bộ VHTT&DL - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Thế nhưng mãi đến cuối tháng 5/2014, Thông tư mới được ban hành với sự ký kết của 2 Bộ. Nói như ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai: "Mong chờ mãi, nhưng khi đọc Thông tư thì thấy buồn. Bởi 9 điều quy định trong Thông tư, chỉ có điều 7 là mới nhưng lại chung chung, không biết áp dụng như thế nào". Theo các nhà quản lý văn hóa cơ sở, vấn đề khó nhất trong công tác quản lý lễ hội là nguồn tiền công đức. Song, Thông tư cũng không thể chỉ ra được nhà quản lý phải quản lý tiền công đức ra sao, nguồn tiền thế nào là đúng. Như chia sẻ của đại diện Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh: "Đọc xong Thông tư, chúng tôi không hiểu có cần thêm văn bản hướng dẫn cụ thể để các đơn vị áp dụng thực hiện không? Nếu làm văn bản hướng dẫn có bị coi là "chế" Thông tư?".
Đốt vàng mã phải đúng nơi, đúng chỗ. Ảnh: Hoàng Mạnh
Đốt vàng mã phải đúng nơi, đúng chỗ. Ảnh: Hoàng Mạnh
 
Giải thích cho sự ra đời của Thông tư mà chưa đáp ứng được mong muốn của nhà quản lý địa phương, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cho rằng: "Nhiều năm nay, Bộ VHTT&DL rục rịch xây dựng và mong muốn ban hành Thông tư. Tuy nhiên, giữa 3 Bộ không dễ tìm được tiếng nói chung trong vấn đề quản lý nguồn tiền công đức. Chính vì vậy, Bộ VHTT&DL cùng Bộ Nội vụ vẫn thống nhất ban hành Thông tư để qua quá trình thực hiện có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các vấn đề chưa hợp lý, trước khi xây dựng thành Nghị định trình Chính phủ". Song, cũng phải thừa nhận, trong quá trình xây dựng Thông tư, ngành văn hóa chưa đầu tư xứng tầm với một văn bản quy phạm pháp luật có tầm ảnh hưởng lớn, chưa tổ chức được các hội nghị lấy ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý. Chính vì vậy, giữa tháng 7/2014, Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng có hiệu lực, nhưng các đơn vị thực thi lúng túng không biết triển khai thế  nào”.

Sẽ có đề án hạn chế đốt vàng mã

Ngoài việc nhìn nhận những điểm hạn chế của Thông tư hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, nhằm hướng đến môi trường trong sạch trong công tác quản lý lễ hội, Bộ VHTT&DL đã quyết định giao cho Viện Văn hóa nghệ thuật (VHNT) Việt Nam nghiên cứu đề án, tìm ra giải pháp hạn chế đốt vàng mã tại các khu di tích, lễ hội. 

Thực tế, giữa Nghị định 103/2009/NĐ-CP và Nghị định 158/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành còn những điểm vênh trong công tác quản lý vàng mã. Nghị định 103 quy định cấm đốt đồ mã nơi công cộng, nhưng Nghị định 158 lại quy định chỉ xử phạt đối tượng đốt vàng mã không đúng nơi quy định. Và trong quá trình nghiên cứu đề án, PGS.TS Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện VHNT Việt Nam khẳng định: "Mặc dù đốt vàng mã là vấn đề nóng của xã hội, nhưng không thể bài trừ việc đốt vàng mã, cần tìm cách quản lý để không bùng nổ thái quá, sai lệch về ý nghĩa văn hóa tâm linh". Những biện pháp quản lý mà Viện VHNT Việt Nam đưa ra trong đề án này là: Trao đổi với cơ sở thờ tự để sư trụ trì giáo dục nghi thức hành lễ và ý nghĩa của việc dùng vàng mã; bố trí vị trí để thực hành đốt vàng mã; tăng cường công tác tuyên truyền...

Ủng hộ các giải pháp của Viện VHNT Việt Nam, ông Khúc Mạnh Kiên - Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Nam Định khẳng định: "Sở dĩ vấn đề đốt vàng mã ở Phủ Giầy nói riêng và trong các lễ hội ở Nam Định nói chung có nhiều chuyển biến tích cực vì Nam Định chú trọng công tác tuyên truyền, đặc biệt là yêu cầu các sư trụ trì, ban quản lý di tích hướng dẫn người hành lễ thực hiện nghiêm các quy định đốt vàng mã nơi công cộng, xây dựng nhiều điểm đốt vàng mã cách xa nơi thờ tự". Ông Trần Hữu Sơn cũng thừa nhận, sau khi tổ chức lễ hội thả cả, hướng dẫn người dân thực hành đúng nghi lễ ngày ông Công ông Táo, hiện tượng đốt vàng mã ngày 23 tháng Chạp ở Lào Cai giảm đi trông thấy. Tuy nhiên, ông Sơn cũng mong muốn Bộ VHTT&DL ra văn bản quy định rõ ràng kích cỡ, chủng loại vàng mã cho phép và danh mục cần cấm để địa phương dễ áp dụng.

Công tác nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn của đề án hạn chế đốt vàng mã đã được Viện VHNT Việt Nam thực hiện hơn một tháng. Theo đánh giá của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: "Đây là vấn đề phức tạp, cần một vài năm để nghiên cứu. Sau đó đề án sẽ được áp dụng thí điểm tại một số địa phương".

Hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật là một trong những mục tiêu nhằm chấn chỉnh văn hóa lễ hội đang diễn ra ngày càng phức tạp. Năm 2015, dự kiến sẽ là năm "bùng nổ" các hoạt động lễ hội. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, Bộ VHTT&DL cần tìm cách chấn chỉnh công tác quản lý để hướng đến một mùa lễ hội mới cho năm sau.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ