Theo đó, UBND TP giao UBND quận, huyện, thị xã căn cứ kết quả kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với các chợ hạng 01, chợ đầu mối trên địa bàn; Rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất của từng chợ để xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cải tạo, khắc phục những hạng mục đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống phòng cháy, chữa cháy; Chỉ đạo, kiếm tra, đôn đốc các đơn vị quản lý chợ bố trí, sắp xếp ngành hàng đúng phương án được phê duyệt, chấn chỉnh các hộ kinh doanh bày bán hàng hóa lấn chiếm không gian chung và lối đi trong chợ; khẩn trương xây dựng, rà soát phương án sắp xếp ngành hàng (đối với các chợ: Bưởi, Hà Đông, Nành, Voi) trình Sở Công Thương phê duyệt theo quy định hiện hành.
UBND quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Thường Tín chỉ đạo xây dựng phương án giá đối với chợ đầu mối Minh Khai, chợ Nành, chợ Voi (sau khi cải tạo, sửa chữa xong), chợ gia cầm Hà Vỹ trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị quản lý chợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện xác nhận/ký cam kết ATTP đối với các hộ kinh doanh theo quy định. Tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường; Phối hợp các cơ quan chức năng kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa kinh doanh tại chợ; Chỉ đạo các lực lượng chức năng kiên quyết dẹp bỏ chợ cóc khu vực xung quanh chợ, bố trí điểm trông giữ xe phù hợp để thực hiện văn minh đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh và hoạt động mua bán trong chợ.
Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn PCCC tại tất cả các chợ trên địa bàn, cụ thể: Chấn chỉnh việc bố trí, sắp xếp ngành hàng, bày bán hàng hóa lấn chiếm vỉa hè, lối đi chung, thắp hương, đốt vàng mã, sử dụng thiết bị điện gây nguy cơ cháy nổ của các hộ kinh doanh trong chợ; kiểm tra toàn bộ các thiết bị PCCC, bổ sung, khắc phục ngay những tồn tại, thiết sót theo kiến nghị của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
Phối hợp cơ quan Cảnh sát PCCC thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý chợ và các hộ kinh doanh về công tác đảm bảo an toàn PCCC... Chỉ đạo việc lập và thực hiện nghiêm lịch trực để chủ động đối phó vợi các sự cố xảy ra; Lập danh sách các chợ có nguy cơ cháy nổ cao; kiên quyết yêu cầu đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ thực hiện cải tạo, khắc phục các tồn tại về phòng chống cháy nổ theo kiến nghị của Cảnh sát PCCC; bố trí kinh phí để cải tạo, khắc phục ngay và sửa chữa thường xuyên đối với các chợ sử dụng kinh phí cải tạo từ ngân sách; Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chính quyền địa phương không bố trí đủ kinh phí thì có văn bản đề xuất Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND TP.
Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TP; UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chỉ đạo của HĐND, UBND TP về việc khắc phục tồn tại hạn chế, tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động chợ trên tất cả các mặt: Quy hoạch, sắp xếp mạng lưới, đầu tư cải tạo, phân cấp quản lý, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, phân hạng chợ, phê duyệt giá, nội quy, phương án bố trí ngành hàng, tự chủ chi...; đề ra các giải pháp quyết liệt đẩy mạnh thực hiện những nội dung còn chậm triển khai, chậm chuyển biến; báo cáo UBND TP trước ngày 15/8/2018.
Cảnh sát PCCC TP phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các chợ không đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định.