Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiến nghị ra nghị quyết về nông nghiệp

Kinhtedothi - Lo lắng, bức xúc - không khó để nhận ra tâm trạng của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trong các phát biểu tại nghị trường về tình hình kinh tế - xã hội sáng qua (8/6).
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh giải trình trước Quốc hội. 	Ảnh: TTXVN
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh giải trình trước Quốc hội. Ảnh: TTXVN
Đó là giá đầu ra nông sản luôn thấp, bấp bênh trong khi đầu vào là vật tư nông nghiệp luôn ngất ngưởng; được mùa mất giá; sự “yếu thế” của người sản xuất. Và các giải pháp chưa có gì là trọng tâm, trọng điểm.

Nông sản ế, các Bộ ở đâu?
Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo
Tại phiên thảo luận, một số ĐB kiến nghị cần có chiến lược Biển Đông, nắm chắc diễn biến để có những dự báo, giải pháp kịp thời đối phó, tiếp tục cân đối nguồn lực, bảo đảm ngân sách thích đáng để đầu tư toàn diện hệ thống tuyến đảo trọng điểm từ các đảo gần đến các đảo xa, tạo hệ thống liên lạc các đảo trên vùng biển Đông Nam. ĐB Bế Xuân Trường (đoàn Bắc Kạn) kiến nghị, Chính phủ sớm nghiên cứu cơ chế đặc thù để thành lập các DN mạnh, tổ chức chỉ huy chặt chẽ để đánh cá trên biển với các trang bị tàu vỏ thép công suất lớn, vừa làm tốt nhiệm vụ kinh tế, vừa bảo vệ ngư dân, từng bước xây dựng thế trận Nhân dân trên biển đảo để cùng Hải quân, Cảnh sát biển bảo vệ chủ quyền vùng biển. Đồng thời, phát tiển kinh tế biển gắn với du lịch biển đảo.

ĐB Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) cho hay, tái cơ cấu nông nghiệp đang rất mờ nhạt. Từ cây lúa, con cá, cao su, cà phê Việt Nam vẫn đa số là hàng chất lượng thấp và lấy giá rẻ cạnh tranh, “chơi” với thế giới với kiểu cầu may, nơm nớp bị ép giá, trả về hay đổ bỏ… ĐB chất vấn: Bộ NN&PTNT, Công Thương… có ai có thể trả lời QH một bản kế hoạch đưa gạo hay nông sản Việt Nam vào Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga – Belarus - Kazakhstan), Hàn Quốc đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), hay sắp tới là các thị trường khác thế nào? Ngay lúc này, các Bộ có thể đưa ra một bản kế hoạch về nâng cao chất lượng, giá cả và thương hiệu Việt theo một lộ trình mở cửa 1 - 2 năm tới? Hy vọng không nhận được câu trả lời là “đang xây dựng".

ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) phản ánh những bất cập trong sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay. Trong năm 2014, Việt Nam nhập 9,6 triệu tấn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn gia súc với giá trị 4,1 tỷ USD, trong khi có đầy đủ điều kiện thuận lợi để sản xuất các sản phẩm này. “Chính phủ cần vạch ra những chính sách dài hơi hơn như dự báo, đưa công nghệ vào để có những sản phẩm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, thành lập chuỗi liên ngành, đặc biệt là hệ thống phân phối” – bà Tuyết đề xuất.

ĐB Tôn Thị Ngọc Hạnh (đoàn Đắk Nông) nhấn mạnh: “Nói là cần một cuộc cách mạng trong nông nghiệp thì hơi quá, nhưng rõ ràng đã đến lúc cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn”. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều đề nghị Quốc hội nên ra một nghị quyết về nông nghiệp, tháo gỡ làm sao từ nay tới cuối năm 2015 tạo sự chuyển biến cho nông nghiệp, tạo đà khi hội nhập.

Nỗi lo nhập siêu

Các ĐB khẳng định, nông nghiệp và phát triển DN nhỏ và vừa chính là 2 điểm tựa bền vững nhất của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ nông nghiệp mà nền kinh tế nói chung đều đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn. Sau 3 năm liên tục xuất siêu, những tháng đầu năm 2015, nhập siêu đã quay trở lại, đến giữa tháng 5 đã lên tới con số kỷ lục 3,7 tỷ USD. Khu vực DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục xuất siêu, nhưng khu vực DN trong nước nhập siêu lớn. ĐB Hà Sỹ Đồng chỉ ra, nguyên nhân chính của sự sụt giảm là sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đang có xu hướng giảm sút do VND tăng giá, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Trong khi đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng, kể cả hàng tiểu ngạch gia tăng đáng kể cũng liên quan đến vấn đề tỷ giá.

Đặc biệt, theo ĐB Mai Hữu Tín (Bình Dương), báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2014 gần 29 tỷ USD, nhưng theo số liệu của cơ quan thống kê Trung Quốc, con số này lên tới hơn 43 tỷ USD; tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng phải đạt hơn 40%, thay vì 30% như báo cáo hiện nay.

Lý giải thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, không phải đến nay mà số liệu những năm trước cũng chứng minh được việc hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất nhiều. Tuy nhiên, sự chênh lệch số liệu là do mỗi bên có cách thống kê khác nhau. Bộ trưởng cũng cho biết, sự chênh lệch này không chỉ xảy ra với các số liệu xuất nhập khẩu từ Trung Quốc. "Hiện nay, tất cả số liệu xuất nhập khẩu với các nước đều có tình trạng chênh lệch như trên. Con số thống kê về kim ngạch giữa Việt Nam và Singapore, hay Nga còn chênh khoảng 30 - 50%, thậm chí gần gấp đôi. Hầu hết các quốc gia đều chênh nhau do cách thống kê của các nước khác nhau”.

Tuy nhiên, ông Vinh cũng thừa nhận có buôn lậu, có gian lận thương mại không tránh khỏi. Tới đây, việc ký kết một loạt FTA song phương và đa phương sẽ mở ra vận hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu, nhưng bên cạnh đó, nhiều ngành sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn. Về dài hạn, cần phải chăm lo nhiều hơn đến việc phát triển khu vực DN trong nước, đặc biệt là DN tư nhân.

Năng suất lao động thấp, thất nghiệp tăng

Trong tổng số 14 chỉ tiêu QH đề ra của năm 2014, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, chỉ có một chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ lao động qua đào tạo. Phó Trưởng đoàn ĐBQH Long An Nguyễn Trung Thu bày tỏ sự lo lắng trước nguy cơ lao động Việt Nam thua ngay trên sân nhà khi chúng ta hội nhập sâu rộng vào cuối năm nay.

“Cho dù liên tục tăng với 3,7%, thu hẹp dần khoảng cách với năng suất lao động (NSLĐ) của các nước trong khu vực, nhưng hiện nay, NSLĐ của lao động Việt Nam vẫn chỉ bằng 1/16 so với Singapore, 1/3 so với Thái Lan” - ông Thu nói. Theo ông, NSLĐ thấp là do cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động dù đã chuyển dịch nhưng chưa đủ mạnh. Chủ yếu lao động vẫn làm việc trong khu vực nông thôn. Thấp là do bất cập trong chất lượng đào tạo nghề. Trong khu vực DN thì chủ đạo vẫn là máy móc lạc hậu, công nghệ thấp. Và trên diện rộng là việc hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Những nguyên do này cần phải được cải thiện thì mới có thể nâng cao NSLĐ.

ĐB Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) đề nghị Chính phủ, Bộ LĐTB&XH cần quan tâm đến vấn đề tạo việc làm cho một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp hàng năm. Theo ông, đây là vấn đề dư luận quan tâm trong nhiều năm qua nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu. Các cơ sở đào tạo cứ đào tạo, sinh viên ra trường cứ ra trường và phần lớn không kiếm được việc làm. “Cử tri than thở nhà nghèo cứ động viên con học để thoát nghèo. Nhịn đói nhịn khát cho con đi học. Thậm chí cả vay mượn. Rồi học xong thì không kiếm được việc làm. Nghèo vẫn hoàn nghèo, thậm chí nghèo hơn vì mang công mắc nợ” - ông Cương nói.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa – đoàn Đà Nẵng: 

Bao giờ xử lý hết nợ xấu?

Qua gần 3 năm, VAMC mới bán được 2 - 3% nợ xấu. Theo đà này thì bao giờ chúng ta mới xử lý hết nợ xấu? Đến bao giờ thì cả ngân hàng lẫn DN được giải phóng khỏi nợ xấu, để nhanh chóng phá tan được cục máu đông hàng trăm ngàn tỷ đồng để cứu vãn nền kinh tế hiện nay. Tư duy, phương pháp xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc thị trường, gắn với giải quyết thị trường bất động sản để tránh ảo tưởng. Ngoài ra, nợ công của Việt Nam đang tăng ở mức độ cao. Tỷ lệ nợ công/GDP “ngấp nghé” ngưỡng 65%, trong khi đó, nghĩa vụ trả nợ trên thu ngân sách cũng gần chạm mức 30%. Nhiệm vụ trong thời gian tới là tập trung giải quyết nợ công. Giảm nợ công không phải bằng cách giảm vay mà phải thực sự đầu tư có hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Trung Thu – đoàn Long An:

Dân kêu nhiều về học phí, viện phí

Dân kêu rất nhiều về học phí, viện phí, lộ phí, đóng góp xây dựng nông thôn mới và các khoản đóng góp khác. Chúng ta nói thuế thấp, nhưng không khéo các khoản huy động này đè oằn vai người dân. Tôi thấy có sự nóng vội, chệch hướng. Chủ trương xã hội hóa là đúng, nhưng phải phù hợp với sức dân chứ không thể bằng mọi cách chúng ta thực hiện bằng được xã hội hóa chỉ để thỏa mãn thành tích.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ