Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kìm giữ CPI: Thách thức lớn với các nhà quản lý

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thực ra nói sau Tết là chưa đúng mà ngay trong Tết giá đã lại phi mã rồi. Ngày mồng 2 Tết giá các loại rau xanh tại Hà Nội tăng từ 30- 40%. Thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba.

KTĐT - Thực ra nói sau Tết là chưa đúng mà ngay trong Tết giá đã lại phi mã rồi. Ngày mồng 2 Tết giá các loại rau xanh tại Hà Nội tăng từ 30- 40%. Thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba.

Trước Tết, giá tăng vù vù


Mặc dù các chuyên gia kinh tế và các nhà quản lý đều đưa ra nhận định sức mua trong dịp Tết Canh Dần sẽ tăng từ 25-30% nhưng nhiều thời điểm, nhất là trước Tết một tuần, sức mua tại nhiều siêu thị đã tăng mạnh từ 60-80% so với ngày thường. Sức mua tăng đồng thời giá cũng tăng mạnh ở các chợ. Ngay từ Tết ông Táo, giá nhiều loại thực phẩm đã tăng và từ đó đến chiều 30 Tết, có thể nói người nội trợ phải chịu cảnh mỗi ngày một giá. Ngày 23 Tết, giá nhiều loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tôm cá và rau xanh đều tăng so với trước đó. Các loại thịt tăng 5000-7000 đồng/kg. Giá thị lợn tăng lên 7.500 -7.800 đồng/kg, thịt bò bắp lên 14.000-15.000 đồng/kg, thịt gà ta tăng lên hơn 90.000 đồng/kg... Các loại rau xanh tăng từ 1000- 3000 đồng/kg, xu hào giá 6.000 đồng/củ, cải bắp giá 5.000- 6.000 đồng/kg. Đấy là giá thực phẩm tươi sống. Giá của nhiều mặt hàng công nghiệp tiêu dùng cũng tăng vù vù. Giá bia tăng từ 10.000- 15.000 đồng/két và càng gần Tết giá còn bổ sung thêm. Các mặt hàng ăn “chơi” như hạt dẻ cười, hạt bí, ô mai các loại cũng lên giá cho “bằng chị, bằng em”


Giá tăng mạnh còn ở các dịch vụ, nhất là dịch vụ liên quan đến vận tải. Với người tiêu dùng, việc đi lại trong dịp Tết là một cực hình không chỉ ở chỗ bị nhồi nhét chật cứng trong xe mà còn phải trả giá đắt cho việc phục vụ kém.


Sau Tết: Giá vẫn vù vù tăng


Thực ra nói sau Tết là chưa đúng mà ngay trong Tết giá đã lại phi mã rồi. Ngày mồng 2 Tết giá các loại rau xanh tại Hà Nội tăng từ 30- 40%. Thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba. Ở khu vực ngoại thành như chợ Cầu Diễn, giá các loại rau thông thường chỉ tăng từ 1.000-1.500 đồng/mớ so với trước Tết. Nhưng khu vực chợ nội thành giá nhiều loại rau tăng gấp hai, gấp ba. Ở chợ Cầu Giấy, rau cần từ 4.000-5.000 đồng/bó trước Tết tăng lên 12.000 đồng, hành củ lên đến 50.000 đồng/kg, gấp 2,5 lần trước Tết. Giá cá tăng thêm 10.000- 15.000 đồng/kg. Giá thịt dù không tăng nhưng đứng ở mức cao. Cũng như mọi năm, từ mùng 2 Tết giá các mặt hàng ăn uống như phỏ, bánh cuốn đều tăng giá. Giá một tô phở tăng từ 5.000- 10.000 đồng, còn bún ngày thường chỉ 15.000 đồng nay tăng tới 35.000 đồng, có nơi lên giá kỷ lục là 42.000 đồng/tô bún ốc. Từ mùng 5 Tết đã lác đác có những quán cơm, quán lẩu mở hàng nhưng giá cả đều tăng 2- 3 lần.


Sau Tết, nhu cầu đi chơi vãn cảnh rất lớn nên để “phục vụ” người đi chơi, giá dịch vụ trông giữ xe tăng gấp 5- 10 lần bình thường. “Truyền thống” này được bắt đầu từ ngày 30 Tết, kéo dài đến khi mọi người đi làm trở lại. Giá giữ xe quanh khu vực Hồ Gươm phổ biến 25-30.000 đồng/lượt. Kinh hãi nhất vẫn là giá xe khách liên tỉnh. Tình trạng chặt chém diễn ra nhiều năm nhưng vẫn không có biện pháp xử lý mạnh tay. Tất cả đổ cho nguyên nhân... Tết mà!


Chỉ số giá tiêu dùng năm nay, thách thức các nhà quản lý


Theo kế hoạch được Quốc hội thông qua, chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 được đặt ra là 7%. Tuy nhiên, diễn biến giá cả từ đầu năm đến nay cho thấy đây là một thách thức với các nhà quản lý trong thực hiện kế hoạch trên. Tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng là 1,38%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2009. Tháng 2, chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) dự kiến sẽ tăng mạnh theo mức tăng cáo của giá hàng tiêu dùng dịp Tết và nhiều ý kiến cho rằng sẽ tới 2,5% trở lên so với tháng 1. Năm nay, tháng 3 CPI được tính cũng rơi vào tháng Tết (từ 15/2 đến 15/3) và rằm tháng giêng, do vậy chỉ số này sẽ dương chứ không âm như năm trước. Nếu như vậy, chỉ trong quý I, CPIđã chiếm quá nửa kế hoạch năm nay. mỗi quý còn lại của năm làm sao giữ được chỉ số giá mỗi quý chỉ từ 1- 1,2%. Điều này trong lịch sử kinh tế nước ta chưa từng có.


Trong khi đó, theo hầu hết đánh giá của các chuyên gia trong nước và thế giới, nền kinh tế thế giới năm 2010 sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ vì thế giá nhiều loại vật tư nguyên liệu chiến lược đều tăng như: Giá thép, xăng dầu, phân bón, giấy... Đây là những mặt hàng phụ thuộc vào giá thế giới mà xu thế tăng là thấy rõ. Giá đường thế giới năm 2010 sẽ tăng cao do sản lượng sụt giảm trong khi Ấn Độ, một nước xưa nay xuất khẩu đường, năm nay có kế hoạch nhập từ 3- 5 triệu tấn đường cho nhu cầu trong nước.


Đây là những thách thức không nhỏ trong điều hành kinh tế năm 2010, đặc biệt là trong việc kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng.