Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh tế 2 tháng đầu năm: Xuất khẩu tăng, lạm phát thấp

Đức Minh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kinh tế Việt Nam đã đi qua 2 tháng khởi đầu với nhiều tín hiệu đáng mừng, song phân tích chuyên sâu các chuyên gia cũng chỉ ra một số cảnh báo cần được cơ quan điều hành lưu ý.

Công nghiệp đạt khá, nông nghiệp khó đầu ra
Tăng trưởng kinh tế tiếp tục đạt kết quả tích cực. Sau 3 năm chuyển từ “trọng cầu” sang “trọng cung”, xuất siêu tăng lên, tức là GDP lớn hơn tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng, tháng 1 đã xuất siêu tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tính chung 2 tháng nhập siêu nhẹ, nhưng có triển vọng xuất siêu. Nông nghiệp tiếp tục được mùa, có nhiều sản phẩm cung tiếp tục vượt cầu, mặc dù có Tết Nguyên đán nhưng giá cả tăng thấp, không tạo ra cơn sốt giá nào theo loại, theo địa bàn, theo thời gian. Tăng trưởng công nghiệp tiếp tục đạt khá; có nhiều ngành và sản phẩm chủ yếu tăng cao hơn tốc độ chung và tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, nông nghiệp gặp khó khăn ở đầu ra, đặc biệt là lúa gạo, một số nông sản thực phẩm, có loại quay trở lại phải “giải cứu” như lúa gạo.
 Khu bốc xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Công Hùng
Tiêu thụ trong nước thể hiện ở tổng mức bán lẻ (TMBL) hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo giá thực tế tăng khá cao (12,2%); nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng khá, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng giá tiêu dùng, chứng tỏ lượng tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng khá. Đây là yếu tố có tác động về hai mặt; một mặt góp phần vào tăng trưởng kinh tế; mặt khác là kết quả và chứng tỏ mức sống thực tế đã được cải thiện một bước quan trọng.
Lượng tiêu thụ trong nước tăng khá có một phần do lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt quy mô khá (3,09 triệu lượt người), với mức chi tiêu bình quân 1 lượt khách như năm 2018 (650,4 USD), tổng chi tiêu trong 2 tháng đạt khoảng 2 tỷ USD, tương đương với 45 nghìn tỷ VND, bằng 5,7% TMBL giá thực tế trong 2 tháng qua.
Tuy nhiên, thu nhập của nông dân, người lao động ở các DN giải thể, ngừng hoạt động bị sụt giảm, làm giảm cầu, tác động tiêu cực đến tăng cung, tăng sản xuất ở trong nước. Đây là cảnh báo cần thiết.
Nhiều tín hiệu tích cực
Trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt được một số điểm tích cực chủ yếu. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt khá, trong đó khu vực kinh tế trong nước cao hơn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và cao hơn tốc độ chung (tương ứng tăng 9,9% so với 5,9% và 4,3%).
Tăng trưởng đạt được ở nhiều mặt hàng, trong đó có một số mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung. Mới qua 2 tháng, đã có 9 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (dệt may; điện thoại và linh kiện; máy vi tính; giày dép; máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép các loại). Đây là những mặt hàng có lợi thế về lao động đông đảo, giá cả rẻ và cơ hội hưởng lợi khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra...
Song do xuất khẩu đạt quy mô và có tốc độ tăng thấp hơn nhập khẩu, nên trong quan hệ xuất, nhập khẩu với nước ngoài, Việt Nam kỳ này ở vị thế nhập siêu nhẹ với mức xuất siêu của cùng kỳ năm trước.
Xuất siêu sang Mỹ tăng (6,2 tỷ USD so với 4,3 tỷ USD); nhập siêu sang Hàn Quốc giảm (4,3 tỷ USD so với 4,7 tỷ USD); đặc biệt với Nhật Bản đã chuyển từ nhập siêu (60 triệu USD) sang xuất siêu (600 triệu USD); Nhập siêu từ Trung Quốc tăng (5,6 tỷ USD so với 3,5 tỷ USD). Xuất khẩu một số mặt hàng giảm, như: Rau quả, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, gạo, sắn và các sản phẩm của sắn, than, xăng dầu, phân bón, thủy tinh...
Vốn đầu tư, bao gồm cả nguồn ngân sách và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mặt đạt kết quả tích cực nhưng tỷ lệ thực hiện kế hoạch năm của nguồn vốn ngân sách còn thấp (9,1%). Lượng vốn FDI đăng ký đạt 3299,7 triệu USD, tăng 57,8% (đăng ký mới 2444,9 triệu USD, tăng 25,1%, bổ sung 854,8 triệu USD, tăng 22,1%). Tổng lượng vốn thực hiện ước đạt 2,58 tỷ USD, tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ khá. Đây là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc mua vào lượng ngoại tệ lớn ngay từ đầu năm, tăng dự trữ ngoại hối, góp phần ổn định tỷ giá VND/USD, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu...
CPI sau 2 tháng năm nay đã tăng thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước (0,9% so với 1,24%). Điều này được giải thích là do các yếu tố của lạm phát tác động yếu, cung tiếp tục vượt cầu. Giá nhập khẩu một số nguyên vật liệu giảm...q