Kinh tế số Việt Nam có thể đạt 45 tỷ USD năm 2025
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Co về Kinh tế số khu vực Đông Nam Á (gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia) năm 2023, doanh thu kinh tế số Đông Nam Á dự kiến đạt 100 tỷ (tăng 27% so với năm 2021). Năm lĩnh vực dẫn đầu trong nền kinh tế số khu vực phải kể đến như: thương mại điện tử, vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến, giải trí trực tuyến và dịch vụ tài chính đóng góp 70 tỷ USD.

Người dùng ứng dụng dịch vụ kỹ thuật số với tốc độ nhanh chóng. Tiền mặt không còn là vua khi thanh toán số chiếm hơn 50% giao dịch trong khu vực.
Báo cáo cũng cho rằng: Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu, đầu tư công là điều cần thiết để mở khóa tăng trưởng. Do đó, sản xuất và xuất khẩu sẽ là chìa khóa quan trọng giúp Việt Nam phát triển kinh tế số.
Ở Việt Nam, truyền thông số đang phát triển mạnh mẽ do nhu cầu của người dùng cũng như sự tham gia của nhiều người chơi trong nước. Nhiều nhà phát triển game đã tìm được thành công ở nước ngoài, dịch vụ stream nhạc theo yêu cầu ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó, xu hướng thanh toán số ngày càng phổ biến trở thành điểm sáng trong kinh tế số nước ta.
Theo đó, dự kiến kinh tế số Việt Nam đạt 30 tỷ USD năm 2023 và có thể đạt 45 tỷ USD vào năm 2025.

Kinh tế số - xu hướng tất yếu
Kinhtedothi - Hiện nền kinh tế của Việt Nam đang đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á với quy mô thị trường 23 tỷ USD. Theo dự báo, trong giai đoạn 2022 - 2025, con số trên có thể đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025 và từ 120 - 200 tỷ USD vào năm 2030.

Chữ ký số là "chìa khoá" để phát triển kinh tế số Thủ đô
Kinhtedothi - Do tỷ lệ người dân có chứng thư số cá nhân, sử dụng chữ ký số còn rất khiêm tốn nên đến nay TP.Hà Nội vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc cấp miễn phí chữ ký số nhằm phục vụ cho mục đích tăng tiến trình phát triển kinh tế số, xã hội số của Thủ đô.

Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số
Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế số, nhưng song song với đó là nhiều thách thức cần được nhận diện, giải quyết sớm.