Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chủ tịch HANSIBA Nguyễn Hoàng:

Kinh tế Thủ đô đã phát triển theo hướng xanh và bền vững

Khắc Kiên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sự phát triển Thủ đô 70 năm qua là toàn diện. Để hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Hà Nội đã chú trọng vào nhiều lĩnh vực Công nghệ cao – Công nghiệp xanh – Phát triển bền vững, trong đó có ngành CNHT.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các diễn giả. Ảnh: Thanh Hải
Ban Tổ chức tặng hoa cho các diễn giả. Ảnh: Thanh Hải

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA), Chủ tịch Tập đoàn N&G Holding Nguyễn Hoàng tại Tọa đàm trực tuyến "Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững" do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 25/9.

Minh chứng rõ nét cụ thể 

Theo ông Nguyễn Hoàng, nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội nói riêng trong 70 năm qua đã được minh chứng rất rõ nét cụ thể bằng thông điệp hết sức khiêm tốn của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín Quốc tế như ngày nay".

Chủ tịch HANSIBA, Chủ tịch Tập đoàn N&G Holding Nguyễn Hoàng chia sẻ tại sự kiên. Ảnh: Khắc Kiên
Chủ tịch HANSIBA, Chủ tịch Tập đoàn N&G Holding Nguyễn Hoàng chia sẻ tại sự kiên. Ảnh: Khắc Kiên

Trong bài viết mới đây của Tổng Bí Thư – Chủ tịch Nước Tô Lâm cũng đã khẳng định rõ: "Từ một đất nước chưa rõ tên trên bản đồ thế giới, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên lọt vào Top 40 nền kinh tế hàng đầu, có quy mô thương mại trong Top 20 quốc gia trên thế giới, mắt xích quan trọng trong 16 FTA gắn kết với 60 nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và toàn cầu...

Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 30 nước. Trong đó có tất cả các nước lớn và là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế..."

Các diễn giả tại sự kiện. Ảnh: Thanh Hải
Các diễn giả tại sự kiện. Ảnh: Thanh Hải

Từ các thông điệp của lãnh đạo cao nhất của Đảng – Nhà Nước Việt Nam, chúng ta cùng chung sự đồng lòng – đồng thuận. Sự phát triển của đất nước, Thủ đô 70 năm qua là toàn diện của phát triển tất cả các lĩnh vực – ngành nghề. Để hòa nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, bắt kịp và đứng hàng đầu, chúng ta đã chú trọng vào nhiều lĩnh vực Công nghệ cao – Công nghiệp xanh – Phát triển bền vững, trong đó có ngành Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho công nghệ cao.

Ngành CNHT cho công nghệ cao đã được Đảng – Nhà nước đặc biệt quan tâm định hướng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Song vẫn còn ở mức hạn chế cần được đặc biệt chú trọng nhiều hơn nữa để ngành CNHT, công nghệ cao, sản phẩm chíp bán dẫn... của Việt Nam tham gia sâu rộng phục vụ nền kinh tế dân sinh và quốc phòng của Việt Nam, cũng như tham gia hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế. Hiện ngành CNHT mới chỉ đạt được khoảng 10% nhu cầu thị trường nội địa Việt Nam. Trong đó, hàng năm phải nhập khẩu con số không thấp hơn 100 tỷ USD linh kiện các ngành điện tử, ô tô, công nghiệp khác và lắp ráp tại Việt Nam.

Nhiều chia sẻ cụ thể đã được các diễn giả gợi mở. Ảnh: Thanh Hải
Nhiều chia sẻ cụ thể đã được các diễn giả gợi mở. Ảnh: Thanh Hải

Ông Nguyễn Hoàng cho rằng, về môi trường kinh doanh của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đều cảm nhận được rõ nét từ sự phát triển kinh tế. "Việt Nam trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, hiếu khách, điểm đến của các nhà đầu tư và du khách quốc tế” đúng như thông điệp bài viết của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm.

Tuy nhiên, cũng theo thông điệp của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm về yêu cầu cấp bách của giai đoạn mới, cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế của các cơ quan Nhà nước Việt Nam. Đâu đó vẫn có tình trạng ban hành nhiều văn bản còn chung chung, dàn trải, trùng lắp, chậm bổ sung, sửa đổi, thay thế...

Một số chủ trương, định hướng lớn chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ, hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi chưa cao. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh. Điều đó làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay, hoặc cải cách hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc còn chậm; hội họp vẫn nhiều.

Tôi nghĩ về thông điệp của Tổng Bí thư – Chủ tịch Nước Tô Lâm, nói rõ về “Yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới, trong đó có phát triển kinh tế đất nước và Thủ đô có phần quan trọng đặc biệt là đội ngũ Doanh nhân – Hộ kinh doanh của Việt Nam. Tôi đề nghị chúng ta từ bây giờ không nói đến từ “hỗ trợ” doanh nghiệp, hoặc “giúp đỡ” doanh nghiệp vì chính câu từ “hỗ trợ” này đã làm mất đi sự tự tin – tự tôn – quyết tâm chủ động vươn lên làm giàu cho mình, làm giàu cho xã hội – phát triển đất nước của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Mặt khác, lại cũng tạo ra sự khác biệt về cùng chí hướng – cùng mục đích phát triển kinh tế - xã hội đất nước giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và công chức Nhà nước Việt Nam. Chúng ta không vì từ “hỗ trợ - giúp đỡ” để tạo ra cơ chế “xin – cho”, mà nên cùng các tầng lớp trong giai tầng xã hội – trong hiến pháp Việt Nam đề là “đồng chí hướng”, là con dân đất Việt cùng nhau làm việc, cống hiến vì một Việt Nam hùng cường và hạnh phúc.

Tổng Bí thư – Chủ tịch Nước Tô Lâm đã nhấn mạnh trong thông điệp bài viết hết sức ngắn gọn, cụ thể cho nhiệm vụ của các cơ quan Đảng – Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn cách mạng mới. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có nhiều thông điệp cho nhiệm vụ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, Tập đoàn lớn – Doanh nghiệp nhỏ... tất cả phải có giải pháp cũng hợp tác dẫn dắt nhau cùng vươn ra biển lớn.

Tôi tin chúng ta sẽ có sự hợp tác trong giai đoạn "cách mạng mới” giữa cơ chế chính sách Nhà nước và thực thi sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và công chức Việt Nam để xứng tầm với kỳ vọng của người dân trong việc phát triển kinh tế đất nước. Tạo ra nhiều công ăn việc làm, mang lại ấm no – hạnh phúc cho người dân – người lao động.

Lựa chọn hình mẫu để thực hiện

Để phát triển kinh tế Hà Nội tuần hoàn, bền vững, theo ông Nguyễn Hoàng, Hà Nội cần nghiên cứu kỹ về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và mô hình một số Thủ đô của châu Á, Bắc Âu... để đưa ra một chương trình, hình mẫu cho Thủ đô.

Ban Tổ chức và các diễn giả chụp ảnh lưu niệm khi kết thúc sự kiện. Ảnh: Thanh Hải
Ban Tổ chức và các diễn giả chụp ảnh lưu niệm khi kết thúc sự kiện. Ảnh: Thanh Hải

"Để làm được chúng ta nên giành kinh phí nghiên cứu và thực hiện cho tất cả các lĩnh vực. Đưa ra lộ trình cho từng ngành nghề, thông điệp rõ đến từng người dân sống, người dân làm việc tại Thủ đô để cùng thực hiện. Kinh tế tuần hoàn là bền vững, là xanh – sạch, môi trường sống tốt, là tuổi thọ, là sức khỏe và cùng là mức sống sẽ tốt lên cho từng người dân, người lao động Thủ đô" - ông Nguyễn Hoàng nói.

Đồng thời, Hà Nội tới đây cần thành lập Hội đồng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực, doanh nghiệp... cùng tham gia để thực hiện.

Mục tiêu phát triển kinh tế Hà Nội xứng tầm đúng vị thế - tiềm năng của Thủ đô, đúng với Nghị quyết 15 – NQ/TW của Bộ Chính trị và thông điệp “Yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” của Tổng Bí thư – Chủ tịch Nước Tô Lâm để phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.

Hà Nội nên xác định rõ hơn nữa về phát triển kinh tế và nhiệm vụ là Thủ đô chính trị - văn hóa – xã hội của cả nước. Tuy 2 mà 1 cùng chung nhiệm vụ đưa Hà Nội xứng tầm là Thủ đô Việt Nam, là Thủ đô hàng đầu trên thế giới.

Thủ đô có lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến, có 10 triệu dân hiện tại và nhiều hơn nữa trong tương lai gần, hiện có khoảng 10 triệu người lao động có trình độ cao và tốt của các địa phương cả nước thường xuyên sống làm việc tại Hà Nội. Đặc biệt, Luật Thủ đô vừa điều chỉnh, rất chuẩn xác cho pháp lý để Hà Nội thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.

Nên lấy “chất riêng” của Hà Nội gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc để ra thông điệp – sách trắng của Thủ đô. Phát triển lựa chọn các ngành kinh tế mang tính xương sống – căn cốt để phát triển bền vững – xanh sạch cho Thủ đô và hiệu ứng lan tỏa ra vùng Đồng bằng Bắc bộ và cả nước.

Lựa chọn rõ nông nghiệp là gì? Công nghiệp là gì? Dịch vụ thương mại là gì?... Cùng với đó là văn hóa, cốt cách của người Hà Nội và những người sống, làm việc tại Thủ đô. 

Đồng thời, Hà Nội nên có mô hình một vòng tròn lan tỏa để phát triển kinh tế, tức là Công nghiệp gắn với nông nghiệp, tiếp đến gắn với y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch... "Tất cả gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau, lấy ưu điểm của nhau để phát triển. Nhất định phải lấy sự sống an lành – xanh sạch – hạnh phúc - mức sống tốt nhất cho người dân Hà Nội để làm mục tiêu phát triển. Từ đó, làm điển hình mẫu để phát triển ra cả nước" - ông Nguyễn Hoàng nhấn mạnh.