Kết quả tăng trưởng khẳng định đường lối đúngÔng Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng cho rằng, kết quả tăng trưởng khẳng định một điều là thực tiễn triển khai những nhiệm vụ kinh tế -xã hội (KT-XH) mà Chính phủ đang tiến hành như: Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện 3 đột phá chiến lược là thể chế, nhân lực và kết cấu hạ tầng… là bước đi hoàn toàn chính xác.
Trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa duy trì nhịp độ kinh tế nên kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định; Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển, tiêu dùng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Con số tăng trưởng gần 3% đạt được, phải có những giải pháp mạnh mẽ về tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội. Muốn tăng trưởng dương, cũng phải rất nỗ lực và quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công, tăng cường xuất khẩu, thu hút các nguồn lực xã hội cho đầu tư…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Công ty Điện tử Foster tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh tháng 5/2020. Ảnh: Quang Hiếu |
Nhìn vào cả 3 khu vực kinh tế đều phục hồi rõ nét. Xuất khẩu liên tiếp lập kỷ lục mới, ước tính năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 267 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 260 tỷ USD; thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD.
Đáng chú ý, nông nghiệp vẫn đạt kết quả khả quan, là bệ đỡ để giảm chấn cho cả nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD. Khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ mặc dù chịu tác động tiêu cực, trực tiếp bởi dịch bệnh, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi mạnh. Các chỉ số khác như thu ngân sách, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đều đạt được kết quả lạc quan.Chủ động biến nguy thành cơNăm 2021, kinh tế thế giới tiếp tục phải đối mặt với 4 rủi ro, thách thức chính: Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo; Căng thẳng thương mại, công nghệ Mỹ - Trung và giữa các nước lớn khác; Rủi ro địa chính trị tại các nước, khu vực (gồm đàm phán Brexit, quan hệ Trung - Ấn, vấn đề Biển Đông…); và rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu.
Năm 2021, Chính phủ đặt trọng tâm khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế với 12 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực KT-XH được Quốc hội thông qua. Chính phủ dường như đã tự đặt ra áp lực cho chính mình, đặt một quyết tâm rất cao phục hồi nền kinh tế với mục tiêu tăng trưởng GDP 6%.
"Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức nêu trên, Việt Nam vẫn nổi lên là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế thế giới. Có thể nói, Việt Nam đã thành công trong giông bão. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và DN trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa duy trì nhịp độ kinh tế nên kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định. Các khảo sát quốc tế cho thấy, người Việt tin tưởng Chính phủ nhất về chống dịch Covid-19 và các giải pháp khôi phục kinh tế. " - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc |
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển KT - XH 10 năm 2021 - 2030. Đây cũng là “thời gian vàng” để kinh tế Việt Nam tận dụng những cơ hội mới. Việc đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2021 khoảng 6% chính là động lực để quyết tâm phấn đấu, tạo nền tảng vững chắc cho kinh tế bứt phá những năm sau.Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng mục tiêu này rất khó, nhưng có thể đạt được nếu duy trì được tăng trưởng cao liên tục. Tuy nhiên, cũng có không ít cơ hội và tiềm năng mà nước ta có thể nắm bắt để vươn lên phát triển mạnh mẽ như tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có EVFTA, cơ hội thu hút FDI từ việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, chuyển đổi số, thương mại điện tử, sự hình thành các ngành nghề, mô hình kinh doanh mới sáng tạo, từ nguồn nhân lực dồi dào, năng động. “Nếu tận dụng triệt để các cơ hội này và khắc phục được những khó khăn nội tại của nền kinh tế thì khả năng đạt được mức tăng trưởng cao vào năm 2021 cũng như giai đoạn 2021 - 2025 là có cơ sở” - PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.Chính phủ cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ chế, chính sách tạo đột phá trong thu hút nguồn lực ngoài khu vực Nhà nước, triển khai có hiệu quả đầu tư theo phương thức đối tác công tư.Hiện chúng ta cũng đang kỳ vọng rất lớn vào kinh tế số nhưng để kinh tế số đạt được tỷ trọng 20% GDP sẽ là bài toán tương đối khó khăn và cần nỗ lực cao từ Chính phủ đến các địa phương và toàn bộ các DN. Đặc biệt, Chính phủ đặt mục tiêu tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cũng phải tăng trưởng 45% và năng suất lao động tăng bình quân cũng hơn 6,5%/năm, đây là những con số tương đối khó. Bởi ngay cả các giai đoạn trước, việc tăng trưởng các chỉ tiêu này cũng có những khó khăn.
Tuy nhiên, chúng ta hy vọng kinh tế số phát triển mạnh mẽ sẽ làm cho sự đóng góp của nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng của năng suất lao động cũng như làm cho mức tăng năng suất lao động bình quân có thể cao hơn. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Chính phủ Việt Nam cam kết tiếp tục duy trì trao đổi và kết nối hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; cam kết thiết lập cơ chế chính sách ưu đãi thúc đẩy đổi mới sáng tạo; cam kết huy động và kết hợp mọi nguồn lực để hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp.Niềm tin của doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủTrong bối cảnh đại dịch, DN Việt đã dùng nhiều cách để vượt qua khó khăn như: Chuyển đổi sản phẩm, linh hoạt trong tiếp cận với khách hàng, linh hoạt trong cách kinh doanh, đặc biệt là sự “lên ngôi” của thương mại điện tử và kinh tế số. Bước sang quý III, sức khỏe của nền kinh tế cũng như các DN đã dần phục hồi. Nếu như trong quý I số DN quay trở lại sản xuất là 14,8 nghìn, giảm 1,6% so cùng kỳ năm 2019 thì sang quý II và quý III con số này đã tăng lên đáng kể 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến tháng 11/2020, có 40,8 nghìn DN quay trở lại hoạt động, tăng 10,7% so với 11 tháng năm 2019, nâng tổng số DN thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên gần 165,1nghìn DN, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, cộng đồng DN kỳ vọng Chính phủ có các biện pháp cụ thể và nhanh chóng để giải quyết ngay các nút thắt đang cản trở DN tận dụng các cơ hội hội nhập từ các FTA nói chung và từ EVFTA nói riêng để phục hồi từ Covid-19 và tiếp tục phát triển, bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng…
Cùng với đó, Chủ tịch VCCI cũng kiến nghị Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho DN.Với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ cùng nỗ lực vượt khó, các DN tin tưởng rằng trong năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ có kết quả kinh doanh tốt hơn, lợi nhuận cao hơn và tạo sức bật cho nền kinh tế.
12 chỉ tiêu chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2021: * Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%.* GDP bình quân đầu người khoảng 3.700 USD.* Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.* Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%.* Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khoảng 4,8%.* Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 66%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%.* Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế khoảng 91%.* Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm 1-1,5 điểm phần trăm.* Tỷ lệ dân cư khu vực thành thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trên 90%.* Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên 87%.* Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường khoảng 91%.* Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%. |