Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

KKTCK An Giang sẽ trở thành cầu nối của thị trường mậu biên

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030 có diện tích tự nhiên khoảng 26.583 ha.

KTĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030 có diện tích tự nhiên khoảng 26.583 ha.

Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030 sẽ trở thành đầu mối giao lưu kinh tế, giao thông vận tải quan trọng trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030 có diện tích tự nhiên khoảng 26.583 ha.

Được xác định là 1 trong 9 KKT trọng điểm quốc gia, KKTCK An Giang có lợi thế rất lớn khi có đến 3 khu vực cửa khẩu được đưa vào trọng điểm là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình. Đây chính là 3 cửa ngõ quan trọng nhất để hàng Việt thâm nhập, lan tỏa sang thị trường Campuchia và xa hơn là tiểu vùng sông Mê Kông và Đông Nam Á.

Là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế (thương mại, công nghiệp, du lịch, dịch vụ) và là đầu mối giao thông quan trọng, dự kiến quy mô dân số KKT đến năm 2020 khoảng 160.000 người, trong đó dân số đô thị chiếm 31,25% (khoảng 50.000 người) và sẽ tăng lên 180.000 người vào năm 2030, trong đó dân số đô thị cũng tăng lên chiếm hơn 40%.

Về đất đai, dự kiến đến năm 2020, diện tích đất KKT khoảng 3.200 ha và tăng lên 4.500 ha vào năm 2030.

Theo Cổng TTĐT tỉnh An Giang, sau gần 2 năm đi vào hoạt động, KKTCK An Giang đã trở thành cầu nối khá vững chắc cho hoạt động kinh tế biên mậu tại An Giang.

Hàng loạt chính sách mở đã được An Giang vận dụng khai thông, trong đó, thuế chính là động lực lớn nhất. Theo Phó Trưởng ban quản lý KKTCK An Giang Lê Hữu Trang, An Giang còn tạo một hệ thống quỹ đất “sạch” dồi dào, đây có thể xem là nguồn vốn “mồi” để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư. Tỉnh cũng sẵn sàng tạo mọi điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào các khu công nghiệp, KKTCK của tỉnh.

Thành quả triển khai hoạt động KKTCK cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu của An Giang liên tục tăng và chiếm đến 65% - 70% trong số 10 tỉnh có đường biên tiếp giáp Campuchia từ 2006 đến nay (năm 2006 đạt 600 triệu USD, 2007 đạt 700 triệu USD, năm 2008 đạt 930 triệu USD và tăng lên 1,1 tỷ USD vào năm 2009).

Hiện đã có 25 nhà đầu tư đến với KKTCK An Giang với tổng vốn đăng ký gần 1.600 tỷ đồng trên nhiều lĩnh vực. Riêng khu vực cửa khẩu Tịnh Biên chiếm 850 tỷ đồng, 40 doanh nghiệp đầu tư vào khu miễn thuế tổng vốn trên 350 tỷ đồng. Chính sách đặc thù về hàng miễn thuế đã tạo sức mua trên 240 tỷ đồng doanh số bán hàng và bình quân có gần 1.800 lượt khách đến tham quan, mua sắm.

Tuy vậy hoạt động khu vực KTCK vẫn còn nhiều điểm vướng mắc cần nhanh chóng tháo gỡ. Đó là hiện trạng quỹ đất cho các KKT chưa nhiều và tiến độ còn chậm như Vĩnh Xương, Khánh Bình. Nguồn vốn đầu tư từ nội lực trong dân quá ít, trong khi cơ chế chính sách đặc thù thu hút vốn các nhà đầu tư An Giang vẫn chưa có. Nguồn thông tin về tiềm năng KKTCK của An Giang chưa phong phú. Đặc biệt, kết cấu hạ tầng nhất là giao thông còn chậm và yếu.

Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh, việc quy hoạch chung xây dựng KKT phải đảm bảo các chỉ tiêu chính về đất xây dựng đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị như giao thông, cấp điện, cấp nước, vệ sinh môi trường.

Ban Quản lý KKTCK An Giang là đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch. UBND tỉnh An Giang là cơ quan quản lý dự án quy hoạch và trình Bộ Xây dựng thẩm định trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.