Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21/10

Kinhtedothi - Chiều ngày 18/10, tại Trung tâm Báo chí - Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì Họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2019 tại Hội trường Diên Hồng- Nhà Quốc hội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 28 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 27/11/2019. Là kỳ họp cuối năm, theo thông lệ, Kỳ họp này Quốc hội tập trung phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, cùng với đó là công tác giám sát tối cáo, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.

 Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì Họp báo
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật khoảng 17 ngày, chiếm 60% tổng thời gian kì họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 03 ngày, tăng 0,5 ngày so với Kỳ họp thứ 7. Thời gian dành cho hoạt động giám sát chuyên đề, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng khác khoảng 08 ngày.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét thông qua 12 dự án luật, 04 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến đối với 09 dự án luật khác.
Các dự án luật được Quốc hội xem xét, thông qua, gồm: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội (theo quy trình tại một kỳ họp); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (theo quy trình tại một kỳ họp).
Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Về hoạt động giám sát, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020…; Xem xét Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; việc sử dụng 20% kinh phí kết dư Quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015; chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pet, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận…
Quốc hội cũng sẽ xem xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019. Quốc hội nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 8; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7; báo cáo về công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2019.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018”. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét công tác nhân sự.
Tại buổi họp báo, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cùng đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã trao đổi thêm với các phóng viên về nhiều nội dung liên quan đến việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến do đã đến tuổi nghỉ hưu và chuyển sang làm Trưởng Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; về lộ trình xem xét phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU, Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU; việc đôn đốc đại biểu Quốc hội sắp xếp tham gia phiên họp đầy đủ, đặc biệt tại các phiên họp biểu quyết thông qua Luật, các quyết định quan trọng của đất nước; về đề xuất đưa hộ kinh doanh vào điều chỉnh trong Luật của dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)…
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

23 May, 06:36 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, UBND tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 502/UBND-VP3 yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm tỉnh đang tập trung sắp xếp đơn vị hành chính các cấp để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

23 May, 04:57 PM

Kinhtedothi – Ngày 23/5, nằm trong chuỗi các hoạt động công tác tại tỉnh Nghệ An dịp 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn dâng hoa, dâng hương và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

23 May, 04:15 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia đề nghị, trong các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội, riêng về công tác tuyên truyền cần bổ sung việc tuyên truyền tới tổ dân phố, chính quyền cơ sở và truyền thông rộng rãi, trong đó UBND TP hướng dẫn và cụ thể hóa các nội dung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ