Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Các trường cần quan tâm động viên, tạo tinh thần tự tin cho thí sinh

Kinhtedothi - Tại văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, học tập và tổ chức ôn tập cho học sinh (HS) dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021; tổ chức học tập quy chế thi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS; bồi dưỡng nghiệp vụ làm thi cho cán bộ, giáo viên.
Các trường phổ thông tổ chức tốt việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho thí sinh, động viên tinh thần tự tin, trung thực và thái độ ứng xử theo phong cách HS Thủ đô văn minh, thanh lịch. 
Thông báo kịp thời và đầy đủ mọi thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tất cả HS đang học lớp 12, thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT; chưa tốt nghiệp THPT và thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học (gọi chung là tốt nghiệp TC) dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐSP) có nguyện vọng và đủ điều kiện theo Quy chế thi đều được dự thi. 
Thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra từ ngày 6/7 đến hết ngày 9/7/2021.
Toàn TP tổ chức một Hội đồng thi do Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì, dành cho tất cả các đối tượng thí sinh ĐKDT (người đã học xong chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi; người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp TC dự thi để lấy kết quả làm cơ sở để xét tuyển vào ĐH, CĐSP và mục đích khác). 
 Các trường phổ thông tổ chức tốt việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thí sinh
Sở GD&ĐT quy định, những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, những thí sinh đã tốt nghiệp TC (ĐKDT để xét tuyển vào ĐH, CĐSP) đăng ký tại phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã nơi thí sinh cư trú. 
Những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT (đã học xong chương trình THPT trong năm học 2020-2021, đã học xong chương trình THPT ở những năm trước nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước nhưng chưa tốt nghiệp) phải ĐKDT tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
Trường hợp đặc biệt (chỉ áp dụng cho đối tượng thí sinh đã thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước nhưng chưa tốt nghiệp) đăng ký tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã); thí sinh tự do đang đi công tác xa nếu có đủ căn cứ về việc không thể dự thi tại nơi cư trú hoặc nơi học lớp 12 được ĐKDT tại trường phổ thông trên địa bàn nơi công tác.
Thí sinh học theo chương trình GDTX cấp THPT chỉ được phép ĐKDT tại các trung tâm GDNN-GDTX, thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT chỉ được phép ĐKDT tại các trường THPT. 
Từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 11/5/2021 tất cả các thí sinh (không phân biệt mục đích thi, kể cả thí sinh diện miễn thi) phải ĐKDT để cung cấp thông tin cá nhân của thí sinh, đăng ký dự thi các bài thi/môn thi; đồng thời đăng ký nguyện vọng xét tuyển sinh ĐH, CĐSP. Sau ngày 11/5/2021 thí sinh không được quyền thay đổi các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
Chậm nhất ngày 01/6/2021 tất cả thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp phải nộp Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2020 trở về trước nộp phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT vào thời điểm nộp Phiếu ĐKDT. 
 
 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ