70 năm giải phóng Thủ đô

Làm giấy tờ giả, đưa người trốn đi nước ngoài

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Vụ án mở ra từ việc Công an tỉnh Hải Dương tiếp nhận 4 công dân bị phía Hàn Quốc trục xuất về nước... Từ đây, với trách nhiệm trong công việc, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hải Dương (PA92) đã bóc gỡ thành công một đường dây tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài.

KTĐT - Vụ án mở ra từ việc Công an tỉnh Hải Dương tiếp nhận 4 công dân bị phía Hàn Quốc trục xuất về nước... Từ đây, với trách nhiệm trong công việc, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hải Dương (PA92) đã bóc gỡ thành công một đường dây tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài.

Lợi dụng sơ hở trong khâu quản lý hành chính Nhà nước, Nguyễn Thị Ngọc Hà (27 tuổi, trú tại xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương), kẻ cầm đầu, điều hành toàn bộ đường dây đã cấu kết với các đối tượng khác, sử dụng tên giả để hoàn tất các thủ tục xuất cảnh. Đến ngày 24/1, Phòng PA92 đã chuyển hồ sơ đến VKSND tỉnh, truy tố 4 đối tượng.

Trong đường dây tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép này có đối tượng vừa là bị hại, đồng thời cũng là "nạn nhân" trong vụ án. Đó là Nguyễn Thị Bích (43 tuổi, trú tại đường Chi Lăng, phường Nguyễn Trãi, TP Hải Dương). Khoảng đầu năm 2010, trong khi đang tìm đường sang Hàn Quốc thì Bích gặp Hà, một người quen  trước đây tại Hàn Quốc... hai bên thoả thuận Hà lo cho Bích sang Hàn Quốc với hộ chiếu mang tên giả, dưới hình thức đi du lịch, thăm thân, toàn bộ chi phí 9 nghìn USD.

Theo sự hướng dẫn của Hà, Bích đã lấy tên là Hà Thị Phương. Cùng đi với Hà trong chuyến đi này còn có Nguyễn Văn Sáng, trú tại huyện Thái Thụy (Thái Bình), lấy tên giả là Nguyễn Văn Hải và Đoàn Văn Mạnh, trú tại huyện Từ Kỳ, tỉnh Hải Dương, lấy tên là Lê Quang Đông... Những người này đã bay sang Hàn Quốc với tên giả nhưng bị phía Hàn Quốc phát hiện, trục xuất trở về nước.

Đại úy Bùi Đức Hòa, cán bộ thụ lý điều tra vụ án kể lại: Việc đấu tranh, mở rộng vụ án gặp rất nhiều khó khăn bởi sự bất hợp tác của các "nạn nhân". Song các trinh sát Phòng PA 92, Công an tỉnh Hải Dương đã làm rõ được vai trò của Bích trong đường dây, lần lượt bắt giữ Nguyễn Văn Tiệp (29 tuổi, trú tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội); Nguyễn Thị Ngọc Hà (27 tuổi) và Phạm Đình Kiên (33 tuổi) cùng trú tại thị trấn Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương).

Thông qua các mối quan hệ, Tiệp biết Hà nên đã đặt vấn đề với Hà, nhờ đưa Sáng sang Hàn Quốc. Hà và Tiệp thống nhất với nhau, để Sáng sử dụng tên giả. Nói về phần của Bích, sau đó Bích lại môi giới cho Đoàn Văn Mạnh, trú tại huyện Từ Kỳ (Hải Dương) làm thủ tục xuất cảnh đến Hàn Quốc, để tự kiếm việc làm với hộ chiếu mang tên giả, dưới hình thức đi du lịch thăm thân cùng với Bích, mức chi phí trọn gói là 11 nghìn USD, đặc cọc 2.000 USD. Hà đặt vấn đề với Kiên, làm hồ sơ xin cấp CMND, hộ chiếu mang tên giả Nguyễn Văn Hải, Lê Quang Đông và Hà Thị Phương để sang Hàn Quốc, với mức chi phí là 15 triệu đồng/1 trường hợp.

Theo lời khai của Kiên thì để làm được CMND cho Sáng, Kiên đã yêu cầu Sáng mang CMND đến thị trấn Nam Sách gặp Kiên. Sau khi kiểm tra các thông tin, Kiên dán ánh của Sáng, tự viết tên Nguyễn Văn Hải và các thông tin giả khác trên tờ đơn rồi đề nghị ông Việt ký xác nhận vào đơn cấp CMND. Với đầy đủ các thủ tục trên, Sáng đã được cấp CMND mang tên Nguyễn Văn Hải. Với các trường hợp khác, Kiên cũng làm với thủ đoạn tương tự…

Về việc xin cấp visa, Hà đứng ra đảm nhiệm. Sau khi có hộ chiếu của Sáng, Hà thông qua một người nam giới (Hiện chưa xác định được tên, tuổi) đưa hồ sơ và đã làm chót lọt cho Sáng. Trường hợp của Mạnh và Bích, sau khi có được hộ chiếu mang tên Lê Quang Đông và Hà Thị Phương, Hà thông qua người môi giới làm visa với lý do giả mạo là vợ chồng sang Hàn Quốc thăm con. Cả 3 người này đã sang được Hàn Quốc nhưng bị phía Hàn Quốc phát hiện hộ chiều, visa có nội dung giả mạo nên trục xuất về nước.