Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm ra đã khó, tiêu thụ còn khó hơn

KTĐT - Để góp phần giảm nhập siêu cũng như thúc đẩy sản xuất trong nước, các doanh nghiệp (DN) cần tăng cường việc sử dụng máy móc thiết bị, vật tư trong nước sản xuất.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2010 giá trị máy móc, thiết bị vật tư sử dụng trong nước lên đến 30.596.820 triệu đồng, tỉ lệ sử dụng hàng hóa trong nước đạt 53,6%; Dự kiến năm 2011, tỉ lệ này cũng chỉ đạt 52%.
 
Tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 21/CT-BCT (28/9), ông Vũ Việt Kha, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp cho biết: Trong Luật Đấu thầu chưa có nội dung khuyến khích DN trong nước tham gia cung cấp máy móc, vật tư trong nước sản xuất được. Ngoài ra, việc chưa có hàng rào kĩ thuật với hàng hóa nhập khẩu, nhất là sản phẩm cơ khí dẫn đến DN trong nước luôn "thua thiệt" với hàng nhập khẩu.
 
Tuy nhiên, thực tế việc một số thiết bị vật tư trong nước sản xuất ít được các DN sử dụng còn do chất lượng, giá bán chưa cạnh tranh  được với hàng nhập khẩu cùng chủng loại… Nhiều DN trong nước chỉ làm được những bộ phận gia công đơn giản, còn lại nhập khẩu về lắp ráp. Những loại máy móc này tuy có giá thành giảm nhưng tính đồng bộ không cao dẫn đến ít được ưa chuộng.
 
Ngoài ra, nhiều gói thầu cung cấp thiết bị có khả năng chia nhỏ để có thể sử dụng thiết bị trong nước nhưng không được chủ đầu tư thực hiện. Trong khi, một số DN còn mang nặng tính hướng ngoại, chưa quan tâm đến việc sử dụng vật tư trong nước.
 
Trước thực trạng trên, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Văn Thụ kiến nghị: Đối với các dự án trọng điểm quốc gia, Nhà nước cần chỉ định  nhà thầu trong nước làm nhà thầu chính, nhà thầu nước ngoài là nhà thầu phụ. Có qui định bắt buộc DN nước ngoài liên doanh với DN trong nước cung ứng một phần vật tư sản xuất tại Việt Nam.
 
Đại diện Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đề xuất: Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư phải tách gói thầu  mua sắm máy móc, vật tư trong nước đã sản xuất được ra khỏi tổng thầu. Hạn chế đấu thầu các gói thầu EPC lớn bởi DN trong nước chỉ có khả năng cung cấp một phần thiết bị trong cả dự án, từ đó tăng thêm khả năng thắng thầu cho DN trong nước. 
 
Tuy nhiên, điều cốt lõi nhất là chính các DN Việt Nam phải nâng cao năng lực chế tạo thiết bị với công nghệ tiên tiến, sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khen thưởng lực lượng Công an TP Đà Nẵng phá đường dây mua bán hóa đơn 22.000 tỷ đồng

Khen thưởng lực lượng Công an TP Đà Nẵng phá đường dây mua bán hóa đơn 22.000 tỷ đồng

08 Jul, 07:34 PM

Kinhtedothi - Công an TP Đà Nẵng vừa tổ chức công bố quyết định và trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng. Trong đó nổi bật là chiến công đặc biệt trong chuyên án triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với doanh số gần 22.000 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ