Làm sống lại không gian bờ vở sông Hồng

Thái Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Vừa qua, các thành viên của mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống (VMHNĐS) và chính quyền địa phương đã tổ chức hoạt động trồng cây xanh ở bờ vở sông Hồng.

Đây là một phần trong chuỗi sự kiện một VMHNĐS nhằm tôn vinh, giới thiệu các hoạt động văn hóa, xã hội, nghệ thuật, môi trường đang được tổ chức bởi các cá nhân và nhóm cộng đồng tại Hà Nội.

Tư duy mới về ứng xử với không gian công cộng

Trong hoạt động đặc biệt này, một khu vườn giác quan đã được hình thành. Theo ông Nguyễn Tiêu Quốc Đạt - đồng sáng lập Think Playgrounds: “Việc đưa vườn giác quan vào trong giai đoạn 2 dự án công viên rừng bờ vở là một ví dụ cho cộng đồng, trẻ em và người dân Hà Nội thấy được một mô hình mới, cách tư duy mới mà chúng ta đối xử với không gian công cộng thông qua ngôn ngữ thiết kế Omniscape".

Các tình nguyện viên tham gia trồng cây ở bờ vở sông Hồng. Ảnh: Thái Phương
Các tình nguyện viên tham gia trồng cây ở bờ vở sông Hồng. Ảnh: Thái Phương

Omniscape là cách mà các nhà quy hoạch Nhật Bản ứng dụng để tạo nên mối liên kết giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt là trong không gian đô thị. Mục đích hướng tới không chỉ là tạo nên không gian đẹp để nhìn ngắm mà nó còn mang đến mùi vị, âm thanh, thậm chí có thể sờ, nếm. Đó chính là quy hoạch gắn liền năm giác quan, điều mà các dự án đã và đang thực hiện ở Việt Nam chưa ai làm.

Việc chọn cây trồng đã được các chuyên gia tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện môi trường cũng như duy trì các giống bản địa. Theo bà Vũ Thái Hà - người sáng lập Bio LAK cho biết, các cây giống bản địa tại vườn bảo tồn Bio LAK như cây trứng gà, quất hồng bì, mít, dành dành, phèn đen, hương nhu ươm hoàn toàn từ hạt đã được lựa chọn cho dự án trồng cây lần này. Ngoài ra, một số cây khác như cây lá bỏng, cúc tần, trầu không, muối, dâm bụt, nhót, phù dung, ngọc lan cũng được ươm trồng cho dự án. Đây là những loại cây phù hợp với việc tạo nên môi trường vườn rừng với các lớp tầng tán phù hợp, cũng như đem lại các ứng dụng thiết thực gắn với cuộc sống hàng ngày của người dân.

Ngoài chính quyền địa phương, dự án này còn có sự chung tay của Đại sứ quán New Zealand. Theo Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Tredene Dobson: “Với tư cách là đối tác phát triển lâu dài của Việt Nam, chúng tôi tin tưởng và đầu tư vào sự bền vững của môi trường, thông qua chia sẻ kiến thức, xây dựng các mối quan hệ quan trọng và có thể cả về tài chính. Thông qua dự án nhỏ này giúp cải tạo không gian xanh công cộng, bao gồm trồng cây và hỗ trợ xử lý nước thải, chúng tôi hy vọng cộng đồng địa phương, đặc biệt là trẻ em có thể tận hưởng các hoạt động ngoài trời gần gũi với thiên nhiên”.

Hoạt động trồng cây nằm trong tổng thể dự án cải tạo môi trường bờ vở

 

Giữa tháng 10 vừa qua, GreenHub dưới sự điều phối của mạng lưới VMHNĐS đã tổ chức thành công buổi ra quân dọn dẹp bờ vở sông Hồng, đoạn trước đền Sơn Hải, 139 Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm. Sự kiện nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của chính quyền, cơ quan đoàn thể địa phương và các bạn tình nguyện viên trên toàn Hà Nội.

sông Hồng ở phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm. Theo ông Lê Quang Bình - điều phối viên của mạng lưới VMHNĐS, đây là một hoạt động dựa vào cộng đồng. “Chúng tôi kết hợp với chính quyền địa phương mở ra một cơ hội để cho các bên yêu môi trường, yêu thiên nhiên tham gia cùng chung tay. Ngoài việc giúp cải thiện môi trường, kết nối giữa con người và thiên nhiên, dự án cũng là cơ hội để các bên hợp tác với nhau giải quyết vấn đề chung” - ông Bình cho hay.

Để Hà Nội thành nơi đáng sống

Được thành lập vào năm 2019, mạng lưới VMHNĐS gồm các cá nhân, tổ chức đang sống, làm việc tại Hà Nội và muốn đóng góp công sức của mình để giúp Hà Nội trở thành TP đáng sống cho tất cả mọi người. Nhờ kinh nghiệm tổ chức thành công những dự án xây dựng sân chơi công cộng, cải tổ các khu vực ô nhiễm, khi mạng lưới VMHNĐS xuất ý kiến cải tạo khu vực bờ vở sông Hồng, Phòng TN&MT quận Hoàn Kiếm lập tức ủng hộ và đồng ý cho thử nghiệm 1.500m2 tại phường Chương Dương.

Tháng 9/2021, dự án đã bắt đầu được triển khai, đó cũng là lúc nhóm tổ chức dự án nhận ra tình trạng ô nhiễm của khu vực bờ vở còn trầm trọng hơn những gì họ hình dung. Dù đã có những ước lượng ban đầu nhưng đến khi bắt tay vào dọn rác ở bờ vở, cả nhóm mới nhận thấy đây là thách thức không nhỏ bởi lượng rác quá lớn. Các tầng rác ăn sâu xuống đất, có chỗ tới 3m nên phải thuê máy đào cả ngày lẫn đêm để khai quật rác lên với tổng số lượng rác khoảng 20 xe tải.

Điểm thú vị ở dự án này là những thành viên của mạng lưới VMHNĐS không chỉ tiếp cận từ sự sạch sẽ “trên bề mặt”, mà còn quan tâm đến vấn đề xử lý nước thải, bởi nước thải sinh hoạt tại đây trực tiếp bị đổ xuống sông. Để tìm ra hướng giải quyết cho thực trạng này, mạng lưới đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) khảo sát địa hình, điều tra hiện trạng nước tại bờ vở. Thực chất, nước thải ở khu vực bờ vở chủ yếu là nước thải phát sinh từ các hoạt động nấu ăn, tắm giặt, cũng như vệ sinh hàng ngày của các hộ gia đình. Do đó, thành phần chính trong nước thải là các hợp chất hữu cơ chứ không chứa các hóa chất độc hại hay kim loại nặng.

Hơn nữa, nước thải từ nhà vệ sinh đã được xử lý qua hệ thống bể phốt của các gia đình, do đó tải lượng chất hữu cơ tuy vượt ngưỡng xả thải (so với các tiêu chuẩn hiện hành) nhưng tải lượng không cao”- thạc sĩ Nguyễn Ngọc Quỳnh, chuyên gia kỹ thuật CECR phân tích. Vì vậy, CECR đã đề xuất giải pháp lắp bể tự hoại composite kết hợp bãi lọc trồng cây để xử lý ô nhiễm hữu cơ trong nước thải.