Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc lan khắp thế giới sau cái chết của George Floyd

Kinhtedothi - Hàng ngàn người dân tại nhiều TP từ châu Á đến châu Âu hôm 6/6 cùng tham gia biểu tình lớn nhằm phản đối hành động bạo lực của cảnh sát.
Người dân trên khắp nước Mỹ và một số khu vực khác của thế giới đang cùng tham gia vào nhiều cuộc biểu tình lớn chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd tại TP Minneapolis ở Mỹ.
Hàng nghìn người biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc đã đụng độ với cảnh sát tại trung tâm thủ đô London, Anh.
Tại nhiều nước khác ở châu Âu, châu Á, nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn cũng đã nổ ra. Hàng chục nghìn người biểu tình tham gia kêu gọi chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát tại nước sở tại.
Như vậy tính từ khi cảnh sát Mỹ sát hại người da đen George Floyd tại Minnesota hôm 25/5, các cuộc biểu tình đã diễn ra 12 ngày liên tiếp.
Tại Washington, hàng nghìn người đang tham gia vào những cuộc biểu tình có quy mô lớn chưa từng có. Cảnh sát địa phương cho biết họ sẽ đóng cửa nhiều tuyến phố cho đến nửa đêm.
Trong ngày 6/6, khoảng hơn 43.300 quân nhân thuộc lực lượng lục quân quốc gia Mỹ đã được triển khai tại 34 bang và cả thủ đô Washington DC để ứng phó với các cuộc biểu tình. Tại một số trường hợp, các cuộc biểu tình tiếp đó đã chuyển sang bạo lực vào ban đêm.
Ngày 6/6, hàng chục nghìn người dân Đức đã xuống đường biểu tình để chống phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử dựa trên màu da sau cái chết của George Floyd.
Cảnh sát cho biết khoảng 14.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố Hamburg, trong đó riêng Tòa thị chính TP có khoảng 6.000 người tham gia. Một số ga tàu điện ngầm và S-Bahn đã tạm thời bị đóng cửa để hạn chế người biểu tình.
Biểu tình cũng diễn ra ở nhiều TP khác ở Đức như Frankfurt/Main, München, Köln, Stuttgart... Trong số các cuộc biểu tình được kêu gọi ở Đức mang tên "Biểu tình im lặng", nhiều cuộc đã diễn ra với hình thức đoàn người tuần hành im lặng trong thời gian 8 phút 46 giây để tưởng nhớ Floyd, đúng bằng khoảng thời gian người này bị cảnh sát ở Minneapolis khống chế trước khi người này thiệt mạng hôm 25/5 vừa qua.
Tại Paris, chính quyền TP đã cấm các cuộc biểu tình được lên kế hoạch diễn ra bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Pháp và khu vực gần Tháp Eiffel.
Tuy nhiên, hàng trăm người biểu tình vẫn tập trung tại Điện Concorde, gần Đại sứ quán Mỹ. Cảnh sát đã phải huy động lực lượng lập một hàng rào bảo vệ trên quảng trường để ngăn chặn việc tiếp cận Đại sứ quán, gần với Điện Elysee.
Trong khi đó, tại Anh, ngày 6/6, hàng nghìn người biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc đã đụng độ với cảnh sát tại trung tâm thủ đô London. Những người tham gia biểu tình để bày tỏ sự bất bình trước nạn lạm dụng vũ lực của cảnh sát Mỹ sau cái chết của George Floyd.
Cuộc biểu tình tại London phần lớn diễn ra ôn hòa, nhưng có một số ít người biểu tình tại khu vực gần nơi ở của Thủ tướng Anh Boris Johnson tại phố Downing đã ném chai lọ vào cảnh sát, buộc lực lượng này có hành động tự vệ và đẩy lui những người biểu tình này. 
Trước đó, người biểu tình đã tuần hành ngang qua Đại sứ quán Mỹ ở phía Nam sông Thames, chặn lối đi và giương cao các biểu ngữ phản đối. Sau đó, người biểu tình đã kéo về tòa nhà Quốc hội Anh, giơ cao biểu ngữ với dòng chữ " Black Lives Matter" (Quyền sống cho người da đen), phớt lờ các khuyến cáo của chính phủ là tránh tụ tập đông người do lo ngại nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19.
Aisha Pemberton, một giáo viên tiểu học, 39 tuổi, bày tỏ: "Tôi xuống đường tham gia biểu tình ủng hộ người da đen, những người đã bị đối xử tàn tệ trong rất nhiều năm qua. Giờ đã đến lúc phải thay đổi". Trong khi đó, Kena David, một chuyên gia công nghệ thông tin, 32 tuổi, cho rằng nước Anh cũng có nạn phân biệt chủng tộc.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Anh Woody Johnson cũng ra tuyên bố lên án cái chết của Floyd và nói rằng nước Mỹ cần phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để chống nạn phân biệt chủng tộc và bất công.
Người dân tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản tham gia cuộc biểu tình hôm 6/6 phản đối hành động bạo lực của cảnh sát.
Cùng ngày, nhiều cuộc biểu tình tương tự cũng diễn ra tại các TP khác ở nước Anh, cũng như ở nhiều nước châu Âu và châu Á, phản ánh sự tức giận trên khắp thế giới về cách đối xử của cảnh sát đối với những sắc tộc thiểu số.
Tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, những người tham gia tuần hành phản đối sự ngược đãi của cảnh sát đối với một người đàn ông người Kurd nói rằng anh ta đã dừng lại khi lái xe và bị đẩy xuống đất. Các nhà tổ chức biểu tình cho biết họ cũng đang tuần hành ủng hộ làn sóng biểu tình Quyền sống cho người da đen.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ