Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làng chế biến hành, tỏi Thuận Quang: Bộn bề nỗi lo chất lượng

Được xem là "thủ phủ" của sản phẩm hành tỏi chế biến, nhưng những vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) phát sinh thời gian gần đây tại xã Dương Xá (huyện Gia Lâm) đang khiến người tiêu dùng đặt dấu hỏi lớn về chất lượng sản phẩm.
Từ chuyện “con sâu  làm rầu nồi canh”...
Chúng tôi được ông Hoàng Đức Hoan - Trưởng thôn Thuận Quang, “thủ phủ” sản xuất, chế biến hành tỏi của xã Dương Xá dẫn tới thăm khu chế biến hành, tỏi được cho là sản xuất với khối lượng nhiều nhất, nhì trong thôn của anh Lê Văn Quân. Khu sản xuất được vệ sinh sạch sẽ. 7 nhân công thường xuyên của khu chế biến được trang bị găng tay, mũ áo bảo hộ đầy đủ. Mỗi người một việc, từ thái hành, rửa hành, trộn hành với bột mì - bột sắn. Hành được chuyển tới máy phi tự động và một phần vào các vạc dầu ăn để phi. Toàn bộ hành phi được chuyển vào máy vắt kiệt dầu ăn. Quy trình tương đối khép kín.

Việc trộn bột sắn, bột mì được nhiều hộ sản xuất cho là bình thường trong chế biến hành tỏi. Ảnh: Trọng Tùng

Tuy nhiên, không phải hộ sản xuất nào ở thôn Thuận Quang cũng xây dựng được quy trình sản xuất khép kín, bảo đảm ATVSTP như nhà anh Quân. Hiện, còn ít nhất 2 hộ mà người dân nơi đây có thể chỉ mặt gọi tên, cũng được phản ánh nhiều trên các phương tiện thông tin do sản xuất chưa bảo đảm tiêu chuẩn. Được biết, trên địa bàn xã Dương Xá hiện có 18 cơ sở sản xuất chế biến hành tỏi. Trong đó, 3 cơ sở đã có giấy chứng nhận bảo đảm ATVSTP, 7 hộ đang làm thủ tục, 8 hộ còn lại sản xuất nhỏ lẻ, không thường xuyên. Hôm chúng tôi tới khảo sát, một vài hộ sản xuất chế biến hành tỏi nhỏ lẻ đã cửa đóng then cài. Ông Hoan cho hay, trước thông tin trên báo chí thời gian qua, các hộ này bị buộc phải tạm dừng sản xuất. Dù vậy, điều này vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới sản xuất của nhiều hộ trên địa bàn.   
Chị Dương Thị Phương - chủ một cơ sở chế biến hành tỏi phi ở thôn Thuận Quang với thâm niên trên 20 năm trong nghề cho biết: Khí hậu ở miền Bắc thường nóng ẩm nên nguyên liệu mua về sau 2 - 3 ngày bị mọc mầm là khó tránh khỏi.
Tại một số khu xưởng sản xuất mà chúng tôi ghé thăm, những bình dầu ăn Cái Lân, Tường An được chất cao hơn đầu người. Theo các hộ sản xuất, khoảng 5 năm trở lại đây, người dân chỉ dùng dầu ăn để phi hành tỏi chứ ít dùng mỡ động vật. Liên quan tới câu hỏi về việc sử dụng lại dầu ăn để chế biến, các chủ cơ sở thẳng thắn thừa nhận: Có dùng lại! Và biện giải thêm rằng, không thể sử dụng tới 20 lít dầu ăn chỉ để phi một mẻ hành tỏi. Như vậy là rất không… kinh tế. Thêm vào đó, sau mỗi lần phi, hành, tỏi ngấm một lượng dầu ăn lớn. Do vậy, phải thường xuyên bổ sung lượng dầu ăn mới, chứ không thể để cháy kiệt tới đáy chảo. Anh Quân chia sẻ thêm: Việc người dân sử dụng bột mì, bột sắn để trộn với hành, tỏi trước khi phi là điều hết sức bình thường, khi đó hành tỏi phi mới bông, giòn và không bị cháy. 
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi ghi nhận nguồn gốc nguyên liệu là hành, tỏi nói chung được nhập đa phần từ Bắc Ninh và Hải Dương. Trong đó, đáng lưu ý là có cả những bao tải hành tây gắn nhãn mác Trung Quốc. Một số chủ cơ sở khi được hỏi về vấn đề này phân trần: Đã qua cửa khẩu, có giấy chứng nhận thì sao có thể nói là không bảo đảm ATVSTP? Điều này không phải là không có lý lẽ, bởi nếu không bảo đảm chất lượng, tại sao cơ quan hải quan vẫn cho phép nhập các sản phẩm này qua cửa khẩu để vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam?
Từng bước cải tiến sản xuất
Để trụ vững trước thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư cải tiến sản xuất. Gia đình anh Quân là một trong 3 hộ đã đầu tư chuyển đổi từ phi hành, tỏi bằng than sang chế biến bằng máy móc tự động sử dụng điện năng. Hệ thống giúp tiết giảm tối đa sức lao động, cũng như hạn chế vấn đề môi trường phát sinh. Đặc biệt, sản phẩm hành, tỏi phi cũng bảo đảm hơn về chất lượng. Tuy nhiên, theo anh Quân, với tổng chi phí đầu tư lên tới cả tỷ đồng, anh đã phải vay mượn khắp nơi mới đủ số vốn cần thiết...
Trước câu hỏi liên quan tới kiến nghị từ các cơ sở sản xuất, chế biến hành, tỏi về việc quy hoạch cụm làng nghề sản xuất tập trung nhằm giảm thiểu tác động môi trường, ông Lê Huy Uyên - Phó Chủ tịch UBND xã Dương Xá cho hay, địa phương đã có quy hoạch. Tuy nhiên, hiện quỹ đất khá eo hẹp nên chưa bố trí được. Thêm nữa, ngay cả khi có quỹ đất cũng sẽ cần khoản kinh phí lớn cho công tác GPMB, trong khi nguồn lực địa phương khó có thể đảm bảo. Thời gian qua, nhằm nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất, chế biến hành, tỏi đối với vấn đề ATVSTP, địa phương đã mời chuyên gia của Sở NN&PTNT về tập huấn cho bà con. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin về ý nghĩa của sản xuất sạch đối với sự sống còn của nghề để người dân ý thức hơn trong quá trình làm ra sản phẩm. Ông Uyên cũng bộc bạch, nghề chế biến hành, tỏi của địa phương đã có từ rất lâu đời. Hàng năm, doanh thu lên tới trên 36 tỷ đồng. Khoảng 350 lao động đang có được nguồn thu nhập khá ổn định từ nghề này. Chính vì vậy, rất mong các cấp, ban, ngành tiếp tục quan tâm, có những định hướng, giải pháp quy hoạch cụ thể để hỗ trợ địa phương duy trì và phát triển nghề chế biến hành tỏi.
Trung tuần tháng 9/2016 vừa qua, chúng tôi đã yêu cầu tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở sản xuất chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATVSTP. Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục kiểm soát việc sản xuất loại thực phẩm này, chúng tôi sẽ làm việc với xã Dương Xá để sớm có giải pháp đối với công tác quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề…
Ông Nguyễn Mạnh Hùng Trưởng phòng Kinh tế huyện Gia Lâm
Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

01 Jul, 09:39 PM

Kinhtedothi-Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Vĩnh Tuy công bố các quyết định về thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, về công nhận Ủy viên Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; lấy ý kiến và thông qua Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ