[Lăng kính văn hóa] Nhắc nhau giữa đám đông

Mẫn Nông
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Khi một nhân viên bước vào phòng họp muộn, thay vì dừng cuộc họp mắng mỏ, một ông sếp vui tính vẫn có cách nhắc nhở nhưng rất đặc trị: “Cậu làm việc hiệu quả đấy nhưng cố gắng đến đúng giờ để mọi người không phải chờ lâu nhé”.

Theo các chuyên gia, đưa ra lời phê bình vừa là chuyện dễ dàng nhưng vô cùng khó khăn, đặc biệt lời phê bình đó diễn ra trong hoàn cảnh đông người. Phê bình người khác có thể mang tới những xung đột không đáng có, tuy nhiên việc phê bình không hẳn sẽ mang lại hiệu quả xấu nếu biết phê bình đúng cách và không chỉ trích.
Trong chúng ta liệu có ai thích bị phê bình không? Chắc chắn không, vì hầu hết mọi người sẽ "xù lông" lên khi bị một ai đó phê bình, đặc biệt là còn bị phê bình trước mặt nhiều người thì có lẽ là một điều hết sức tồi tệ khiến bạn cảm thấy đau khổ. Ai cũng có nhận thức riêng về tầm quan trọng của chính mình. Tất cả chúng ta đều cần được tôn trọng và mong muốn nỗ lực cũng như hành động của mình được đánh giá cao. Lời phê bình có thể khiến chúng ta đánh giá thấp sự tồn tại cũng như hành động của mình. Những lời phê bình thiếu suy nghĩ có thể khiến bạn nghi ngờ chính mình và tầm quan trọng của bản thân.
Khi biết sự phê bình người khác có thể làm họ đau khổ, tổn thương như thế nào, bạn sẽ nghĩ rằng mình chỉ cần tránh nhận xét hay phê bình người khác là xong. Trong cuộc sống không ai muốn làm người khác đau khổ hay làm họ nghi ngờ về giá trị của chính bản thân mình chứ? Thế nhưng, thật tiếc rằng, những điều bạn nghĩ đó chỉ là trong suy nghĩ thôi, chứ trên thực tế thì làm sao chúng ta có thể tránh phê bình người khác được. Rất nhiều tình huống cần đến sự phê bình, đôi khi lời phê bình là một điều bắt buộc phải làm. Điều quan trọng khi phê bình ở đây là làm sao cho người nghe họ không cảm thấy bị tổn thương, bị công kích. Những lời phê bình đó giúp họ nhận ra lỗi sai của mình để sửa, chứ không phải là hận thù cá nhân.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần