Kinhtedothi - Mỗi dịp gần đến ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9, những người thợ may cờ của làng nghề Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội lại tất bật hơn.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km về hướng Nam, thôn Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã có hơn 70 năm phát triển nghề truyền thống về may, thêu cờ Tổ quốc.Nghề may cờ Tổ quốc vẫn được các thế hệ người làng Từ Vân giữ gìn và phát triển. Người làng Từ Vân luôn tự hào khi được đóng góp những lá cờ vào các sự kiện lịch sử, ngày lễ lớn của đất nước.Những ngày cuối tháng 8, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9 cũng là lúc những người thợ may cờ của làng nghề Từ Vân lại tất bật làm việc để kịp cung ứng cho thị trường cả nước.Một trong những hộ lâu đời về may, thêu cờ Tổ quốc, chị Vương Thị Nhung cho biết, hiện trong làng có nhiều gia đình đã 4 đời làm nghề may cờ Tổ quốc. Gắn bó với nghề truyền thống, công việc thiêng liêng, tự hào và mang đến nguồn thu nhập ổn định cho đời sống người làm nghề.Để hoàn thiện một lá cờ thêu tay, phải mất gần 2 ngày, những người chưa thạo nghề có khi mất đến cả tuần. Chính vì vậy, giá thành của một lá cờ thêu tay từ 600.000 đồng - 1.000.000 đồng, tùy kích cỡ, cao hơn nhiều lần so với cờ được may bằng máy, chị Nhung cho biết thêm.Ngày nay, thanh niên trong làng rất ít người theo nghề bởi sự vất vả và tiền công thấp. Với mong muốn truyền nghề lại cho thế hệ đi sau, nhiều gia đình đã dạy con làm quen với nghề từ khi còn nhỏ, ý thức được đây là nghề cha ông truyền lại, cũng là niềm từ hào của dân làng Từ Vân.Là một trong những chủ hộ may cờ lâu đời tại làng Tứ Vân, anh Phục, cho biết: "Các công đoạn từ cắt vải may cờ với nhiều kích cỡ khác nhau đến công việc in hình ngôi sao, logo, thêu, may… đều được làm tỉ mỉ đem theo nhiều tâm huyết của những người dân trong làng, chúng tôi đang hướng tới sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao nhất".Những bàn tay khéo léo tạo từng chi tiết trên mỗi lá cờ được sản xuất tại đây. Hiện nay, các hộ sản xuất quy mô lớn tại Từ Vân cũng đều trang bị máy móc hiện đại, lập trình tự động trên máy tính nên độ chính xác cao, tốc độ cắt vải nhanh mà chi tiết lại sắc nét hơn và cũng đáp ứng kịp các nhóm hàng lớn.Những ngày gần với lễ kỉ niệm Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới, các xưởng may trong làng lúc nào cũng ngập sắc đỏ, máy móc chạy hết công suất để đáp ứng các đơn hàng.Những lá cờ khi được in ngôi sao vàng phía trên sẽ được phơi khô mựcNhiều bạn trẻ tham gia lắp lá cờ Tổ quốc cầm tay phục vụ cho ngày khai giảng năm học mới.Những lá cờ được làm ra từ bàn tay tài hoa, cần mẫn của người thợ Từ Vân luôn bền bỉ, óng đẹp theo thời gian, tung bay trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là niềm tự hào và cũng chính là niềm tin nghề may cờ Tổ quốc của làng Từ Vân tồn tại mãi với thời gian.
Kinhtedothi - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc ngành GTVT về việc tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay.
Kinhtedothi – Nhiều kỹ sư, công nhân của nhà thầu tất bật thi công triển khai các hạng mục của dự án nhà ở xã hội tại ô đất NO1 khu đô thị mới Hạ Đình (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội).
Kinhtedothi - Nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh tại Hà Nội đồng loạt giảm giá đến 70% nhằm kích cầu người dân mua sắm trong dịp Đại lễ 30/4.
Kinhtedothi - Cầu vượt tại nút giao đường Lê Trọng Tấn - Văn Khê (quận Hà Đông, TP Hà Nội) có tổng mức đầu tư dự kiến gần 880 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai trong giai đoạn 2026-2028.
Kinhtedothi - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên các tuyến phố chính của TP Hà Nội, nhiều hoạt động trang trí, tuyên truyền, cổ động trực quan đã được trang hoàng rực rỡ.
Kinhtedothi - 357 cây cổ thụ trên đường Đê La Thành (thuộc quận Ba Đình và Đống Đa) sắp bị di chuyển và chặt hạ để phục vụ thi công dự án đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.