Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lãnh đạo châu Âu tìm cách giải quyết “nút cổ chai” Balkan

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà lãnh đạo Trung Âu và vùng Balkan sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư.

Bản dự thảo tuyên bố bị rò rỉ trước cuộc họp kêu gọi các nước ngừng “đẩy” dòng người di cư sang các nước láng giềng mà không có sự thỏa thuận. Vào tuần trước, hàng ngàn người di cư đã bị mắc kẹt tại biên giới Slovenia - Serbia trong mưa lạnh vào ban đêm.
Hàng ngàn người di cư đã bị mắc kẹt tại biên giới các nước vùng Balkan.
Hàng ngàn người di cư đã bị mắc kẹt tại biên giới các nước vùng Balkan.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean - Claude Juncker, người kêu gọi tổ chức cuộc họp, nói với tờ báo Đức Bild rằng ông rất mong muốn cuộc họp này được diễn ra. Chủ tịch EC cũng cảnh báo: “Nếu không đạt được thoả thuận, chúng ta sẽ sớm thấy các gia đình bỏ mạng trong mưa lạnh ở vùng Balkan”.
Các nhà lãnh đạo đến từ Áo, Bulgaria, Croatia, Macedonia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romania, Serbia và Slovenia sẽ tham gia vào hội nghị thượng đỉnh. Tuyên bố dự thảo kêu gọi, động thái kiểm soát dần dần thông qua các tuyến đường di cư. Dự thảo cũng đề xuất tăng cường tuần tra tại biên giới Hy Lạp và gửi thêm hàng trăm nhân viên bảo vệ tới Slovenia.

Cuối tuần trước, chính phủ Hungary đã thông báo đóng cửa biên giới với Serbia và Croatia. Kết quả, chỉ trong vòng 1 tuần, 58.000 người đã tiến đến biên giới Slovenia, nhiều người phải chờ đợi trong điều kiện mưa lạnh.

Chính phủ Slovenia đã cáo buộc, giới chức Croatia cố ý đẩy người di cư sang biên giới với nước này. Tuy nhiên, chính phủ Croatia cho biết, họ không có lựa chọn vì Slovenia chỉ tiếp nhận số rất ít người di cư so với con số mà nước này đáng ra phải tiếp nhận.

Lo sợ trước việc chính phủ Đức và Áo đóng cửa biên giới đã khiến lãnh đạo các nước Bulgaria, Romania và Serbia đe dọa, các nước này cũng sẽ đóng cửa biên giới. Trong một cuộc họp, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov đã tuyên bố, 3 quốc gia vùng Balkan này sẽ không "trở thành vùng đệm".

Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic cho biết, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ như là giải pháp duy nhất. Tổ chức Di cư Quốc tế cho biết hơn 9.000 người di cư đến Hy Lạp mỗi ngày trong tuần trước - mức cao nhất trong năm nay. Hầu hết những người di cư - trong đó phần đông đến từ các cuộc xung đột ở Syria, Iraq và Afghanistan - muốn đến Đức.