Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lãnh đạo Mỹ, Canada gây sức ép buộc Trung Quốc thả công dân bị bắt

Nguyễn Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các nhà lãnh đạo Canada và Mỹ hôm 7/1 đã đồng ý tiếp tục thúc ép Trung Quốc thả 2 công dân Canada đang bị giam giữ sau vụ bắt Giám đốc tài chính của Huawei tại Vancouver.

Chính phủ Canada muốn Trung Quốc phóng thích ngay lập tức các ông Michael Kovrig và Michael Spavor, hai công dân của nước này bị bắt sau khi chính quyền Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei hôm 1/12/2018 theo yêu cầu của Mỹ.
  Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Canada đã đồng ý tiếp tục đưa ra yêu cầu phóng thích hai công dân Canada đang bị giam giữ tại Trung Quốc.
Trung Quốc đã lên án vụ bắt giữ CFO Mạnh Vãn Chu và vụ việc đang đe dọa làm gia tăng căng thẳng toàn cầu trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh chưa thể giải quyết xung đột thương mại.
Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Donald Trump và cảm ơn ông vì “những lời tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ” liên quan đến việc bắt giữ hai công dân Canada, người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng Trudeau cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố trên cũng cho biết hai nhà lãnh đạo Mỹ và Canada đã đồng ý tiếp tục đưa ra yêu cầu phóng thích hai công dân Canada đang bị giam giữ tại Trung Quốc.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Nhà Trắng nói rằng Tổng thống Trump và Thủ tướng Trudeau “đã thảo luận về việc giam giữ bất hợp pháp hai công dân Canada tại Trung Quốc”. Tuyên bố này không nêu chi tiết cuộc thảo luận.
Canada nói rằng Trung Quốc không đưa ra mối liên hệ cụ thể nào giữa việc giam giữ 2 công dân Canada và vụ bắt bà Mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia và cựu nhân viên ngoại giao nhận định rằng việc Bắc Kinh bắt giam các ông Kovrig và Spavor nhằm gây áp lực lên Ottawa.
Chính phủ Canada nhiều lần bác bỏ việc liên quan giữa sự việc bà Mạnh Vãn Chu bị bắt với các vụ bắt các công dân Canada kể trên.
Tuy vậy, giới phân tích Phương Tây và các cựu quan chức ngoại giao vẫn cho rằng việc bắt giam các ông Kovrig và Spavor dường như là động thái trả đũa của Bắc Kinh.
Trung Quốc khẳng định các cáo buộc đối với bà Mạnh phải bị xóa bỏ, nhưng Canada nói rằng họ không thể can thiệp vào quá trình tư pháp.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland đã bày tỏ sự không hài lòng vào tháng trước sau khi Tổng thống Trump tuyên bố ông có thể từ bỏ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh về Mỹ để đổi lấy tiến triển trong thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc. Ngoại trưởng Freeland  ói rằng quá trình dẫn độ không nên bị chính trị hóa.
Văn phòng Thủ tướng Canada ngày 7/1 cho biết hai ông Trudeau và Trump đã thảo luận về yêu cầu của Mỹ và “đã khẳng định lại tầm quan trọng của việc tôn trọng sự độc lập về mặt tư pháp và luật pháp.”
Cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig hiện đang bị giam giữ tại Trung Quốc.
Tờ Nhật báo Trung Quốc ngày 7/1 đã đăng một bài bình luận nói rằng Canada “có thể làm mất lòng tin và sự hợp tác của hầu hết các nước đang phát triển” liên quan đến vấn đề này.
Trong khi đó, kênh CBS của Canada cho biết, một nhóm các nhà lập pháp của Canada khi thăm Trung Quốc đã gây sức ép lên các nhà chức trách yêu cầu phóng thích các ông Spavor và Kovrig nhưng không mấy thành công.
Bà Mạnh Vãn Chu đã được tại ngoại ngày 11/12 với khoản bảo lãnh 10 triệu CAD (tương đương 7,5 triệu USD). CFO Huawei hiện đang bị giám sát an ninh bằng thiết bị định vị GPS 24/24 và phải đối diện với việc bị dẫn độ sang Mỹ xét xử