Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lao dốc lịch sử, dầu WTI giảm giá 10,22 USD/thùng

Kinhtedothi - Biến chủng Covid-19 mới dấy lên lo ngại đợt phong tỏa mới đã đẩy giá xăng dầu hôm nay vào trạng thái lao dốc, giá dầu giảm giá tới 10 USD/thùng.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, đến đầu giờ sáng ngày 27/11 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 68,17 USD/thùng, giảm 10,22 USD/thùng trong phiên.
Còn giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 72,68 USD/thùng, giảm 9,57 USD/thùng trong phiên.
Ảnh minh họa.
Phân tích của giới chuyên gia, sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới B.1.1.529 (WHO đặt tên là Omicron) đang buộc nhiều nước phải tái áp dụng các biện pháp chống dịch bệnh, trong đó có các biện pháp hạn chế đi lại khiến giá dầu ngày 27/11 lao dốc.
WHO cảnh báo, biến thể Omicron nguy hiểm lớn hơn nhiều so với biến thể Delta và có khả năng kháng, làm giảm hiệu quả của vaccine.
Trước nguy cơ trên, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyer cuối ngày 26/11 đã lên tiếng cảnh báo các nước thành viên nên đình chỉ một số tuyến bay đến từ các vùng nguy cơ.
Liên quan đến vấn đề, nhiều quốc gia đã thông báo cấm các chuyến bay đến từ khu vực Nam Phi nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron.
Giới đầu tư lo ngại, nếu biến thể Omicron thực sự nguy hiểm, nguy cơ về một đợt phong toả, giãn cách xã hội mới hoàn toàn có thể xảy ra, điều này sẽ kéo theo các nhu cầu năng lượng giảm mạnh, trong đó có dầu thô. Đây chính là nguyên nhân chính đã đẩy giá dầu hôm nay vào trạng thái lao dốc.
Trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu thô đang đứng trước nguy cơ giảm mạnh thì nguồn cung dầu lại đang khá dồi dào. Sự xuất hiện của biến thể Omicron có thể đẩy trạng thái dư cung trên thị trường đến sớm hơn dự kiến, đặc biệt khi OPEC+ vẫn đang chưa cho thấy bất kỳ động thái nào về việc điều chỉnh sản lượng.
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Triệt tiêu tận gốc hàng giả

Triệt tiêu tận gốc hàng giả

07 Jul, 04:46 AM

Kinhtedothi - Chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Nhất là trong bối cảnh vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cơ quan chức năng, DN và người tiêu dùng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ