Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lấp lỗ hổng “ăn chia” thuế khoán

Kinhtedothi - Một hộ kinh doanh hàng may mặc tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Ngay từ khi áp dụng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo cơ chế mới từ 1/1/2015 (thu tỷ lệ phần trăm ngành nghề trên doanh thu, hay còn gọi là nộp thuế khoán), nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này tiện lợi đơn giản cho cơ quan thuế nhưng lại thiếu công bằng, dễ tiêu cực xin - cho. Và giờ đây, ngành thuế đang phải khắc phục lỗ hổng này. 

Tham nhũng vặt trong thu thuế hộ cá thể phổ biến

Nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực này là việc kinh doanh của các hộ cá thể áp dụng mức thuế khoán. Cách tính trước kia căn cứ theo doanh thu trên tổng hóa đơn/tháng, cá nhân sau đó trừ đi chi phí, khấu trừ gia cảnh... để xác định ra số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp rồi mới thu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần.
Một hộ kinh doanh hàng may mặc tại Hà Nội.     Ảnh: Thanh Hải
Kinhtedothi - Một hộ kinh doanh hàng may mặc tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Với cách tính mới, việc kê khai nộp thuế của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh đơn giản hơn, cơ quan thuế ấn định doanh thu của một năm, từ doanh thu này, cơ quan thuế nhân với “tỷ lệ của ngành nghề” - (0,5 - 5% tùy theo ngành nghề), để thu theo tỷ lệ nhất định và chỉ phải đóng thuế một lần trong năm. “Điều quan trọng nhất là các chứng từ xác định doanh thu, vì không cần sổ sách, hóa đơn chứng từ, không tính chính xác được mức thuế nên mới có tình trạng “cò cưa” giữa người nộp và người thu thuế để khai thấp doanh thu, hưởng mức thuế thấp hơn quy định” - chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.

Thực tế, Tổng cục Thuế đã quy định, ấn định doanh thu căn cứ trên quy mô, địa điểm kinh doanh, mặt
Vấn đề tham nhũng là tệ nạn của xã hội và phải được giải quyết từ gốc rễ, từ cơ chế, chính sách của tất cả các ngành, không riêng gì ngành thuế. Đương nhiên, ngành thuế cần có giải pháp riêng. Sắp tới, nên tính toán lại cách tính thuế và cách nộp thuế cho người dân để hạn chế sự tiếp xúc của người nộp thuế với cán bộ thuế. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý nặng, có quy định rõ ràng về những hành vi sai phạm của cán bộ thuế. Ngược lại cũng phải cho DN sống được bằng các mức thuế phù hợp

Ông Ngô Trí Long  - Chuyên gia kinh tế
bằng kinh doanh chung. Trước tiên, các hộ cá thể phải tự kê khai theo thực tế kinh doanh. Dựa trên con số này, cơ quan thuế có điều tra các ngành hàng tương đương, thông qua Hội đồng tư vấn thuế phường, xã hoặc ban quản lý chợ, sau đó chuyển về Cục Thuế. Cục sẽ cân đối mức thuế khoán cho hợp lý. Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu công khai toàn bộ thông tin trên lên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế, để mọi người dân đều có thể biết mức thuế của từng hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, ông Long cho rằng, công khai như vậy vẫn mang tính hình thức, chưa thực chất, “bởi cán bộ thu thuế và chủ hộ kinh doanh thỏa thuận với nhau thì cả hai cùng được lợi, không ai lên tiếng”. 

Tại hội nghị tổng kết của ngành thuế mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã phải thừa nhận, thời gian qua, ngành thuế khá “đau đầu” trong công tác quản lý gần 2 triệu hộ kinh doanh nộp thuế khoán, bởi đối tượng này chỉ đóng góp khoảng 2 - 3% vào tổng số thu nội địa hàng năm, trong khi đó tình trạng nợ thuế, gian lận thuế chưa thể giải quyết triệt để. “Bản chất là như vậy. Rõ ràng cả hai đều sai và chỉ ngân sách là bị thiệt hại” - ông Tuấn khẳng định và cho biết quyết tâm của cơ quan quản lý là không để tình trạng DN khai chỉ bằng 1/10, 1/20 doanh số, không bằng một nửa tiền thuê nhà, nửa tiền thuê nhân công... 

Công khai tới từng ngành,  từng hộ 

Báo cáo “Nguy cơ tham nhũng trong khu vực hộ kinh doanh tại Việt Nam” mới đây của Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) cho thấy, trong 500 hộ kinh doanh được khảo sát, có 1/3 đồng ý hoàn toàn hoặc một phần về việc thường “dàn xếp” với cán bộ thuế để phải nộp mức phạt thấp hơn và không lấy biên lai. 14% cho biết họ phải nộp thuế ít hơn nếu biếu quà cho cán bộ thuế. Nhóm nghiên cứu nhận thấy nhìn chung mức độ vòi vĩnh công khai không cao, nhưng hiện tượng thỏa thuận ngầm, bắt tay giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế để hai bên cùng có lợi thì rất phổ biến.

“Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do thông tin về mức đóng thuế rối rắm, biểu thuế và việc áp dụng các mức thuế nào cho đối tượng nào không rõ ràng nên hộ kinh doanh không nắm được. Các cơ quan, ban, ngành nên tính toán lại cách tính thuế và cách nộp thuế cho người dân để hạn chế sự tiếp xúc của người nộp thuế với cán bộ thuế. Bên cạnh đó, cần có chế tài nặng, có quy định rõ ràng về những hành vi sai phạm của cán bộ thuế” - TS Đặng Hoàng Giang (Trung tâm Phát triển cộng đồng CECODES), chủ biên đề tài nghiên cứu nhấn mạnh.

Theo ông Tuấn, mới đây, Bộ Tài chính đã có quy định yêu cầu công khai toàn bộ về doanh số, mức thuế của từng hộ dân nộp thuế khoán. Đối tượng kinh doanh thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau nên không chỉ công khai trên mạng của ngành thuế mà sẽ phải công khai tại UBND phường, xã... và cả ở chợ (tại cửa ban quản lý chợ). Với những chợ, phố có dưới 200 hộ kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm in và phát cho từng hộ kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh nộp thuế và hộ chưa đến ngưỡng phải nộp thuế). Đối với chợ, đường phố có trên 200 hộ kinh doanh trở lên, cơ quan thuế in và phát mức doanh thu, mức thuế cho từng hộ kinh doanh theo nhóm ngành hàng để người nộp thuế dễ dàng tự giám sát lẫn nhau. “Từ 15 - 30/8, ngành thuế phải thực hiện công khai ngay theo quy định mới” - ông Tuấn yêu cầu.

Để hạn chế tiếp xúc cán bộ thuế, đối với các hộ cá thể, Bộ Tài chính cũng đang từng bước nghiên cứu để có thể phối hợp với các tổ chức, DN ủy nhiệm thu như kiểu thu tiền điện, tiến tới người dân có thể nộp thuế thông qua phương tiện điện tử như smartphone. Đồng thời, Thông tư bổ sung quy định mà trước đây chưa có, chưa rõ trách nhiệm của Cục Thuế, đó là trong quá trình thực hiện phải kiểm tra thực tế theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Một năm, cơ quan thuế phải kiểm tra 15% số hộ nộp thuế. Thực hiện chế độ luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác định kỳ không quá 2 - 3 năm đối với những vị trí đến khâu tiếp nhận, kiểm tra, xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ