70 năm giải phóng Thủ đô

Lật tẩy thủ đoạn giấu ngà voi trong đá quý

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhằm vận chuyển buôn bán ngà voi, sừng tê giác vào Việt Nam, các đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi.

Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, những thủ đoạn đó không thể qua mắt được cơ quan điều tra. Vụ án buôn lậu 593kg ngà voi và 142kg sừng tê giác mà các đối tượng vận chuyển cất giữ bằng cách “bọc” trong các khối đá quý nhân tạo được Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phối hợp với lực lượng chức năng khám phá vào tháng 8 vừa qua là một điển hình.

Nhiều nghi vấn từ những khối đá cập cảng

Vào ngày 7/8, Công ty TNHH Vạn An (địa chỉ Lô 2 - A10.2, đường 2-9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) mở Tờ khai hải quan số 100507009520/A11 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng. Mặt hàng khai báo là: Đá Cẩm thạch dạng khối, đá thô, chỉ cắt cạnh, chưa đánh bóng, tổng khối lượng là 40 tấn, trị giá 20.000 USD; hàng mới 100%. Tờ khai được hệ thống phân luồng xanh. Lô hàng được đóng trong 2 container số CMAU1291440 và IPXU3225588 thuộc Vận đơn số MZ30255362, được vận chuyển trên tàu Spectrum N, chuyến 9999, sau đó được chuyển tải sang tàu King Brian chuyến 148UBR, cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 10/8.
Các đối tượng dùng thủ đoạn giấu ngà voi, sừng tê giác trong “đá quý”.  (Ảnh do Cục Điều tra chống buôn lậu cung cấp).
Các đối tượng dùng thủ đoạn giấu ngà voi, sừng tê giác trong “đá quý”. (Ảnh do Cục Điều tra chống buôn lậu cung cấp).
Qua thu thập thông tin trên hệ thống dữ liệu hải quan điện tử, lô hàng thuộc Tờ khai số 100507009520/A11 của Công ty TNHH Vạn An đã được hệ thống phân luồng xanh, chỉ chờ hàng được đưa về cảng Tiên Sa là DN sẽ làm thủ tục đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay mà không phải xuất trình hồ sơ hải quan cũng như thực tế hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.

Để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm của đối tượng, ngay khi tàu King Brian cập cảng Tiên Sa lúc 7 giờ 30 phút ngày 10/8, 2 container hàng hóa thuộc bộ Tờ khai số 100507009520/A11 được xếp lên bãi cảng vào lúc 9 giờ 15 phút cùng ngày, Cục Điều tra chống buôn lậu đã có Điện fax số 048/ĐTCBL-Đ1 ngày 9/8 gửi Cục Hải quan TP Đà Nẵng yêu cầu dừng thông quan đột xuất, chuyển kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng, đồng thời triển khai xây dựng kế hoạch thu thập thông tin, tài liệu liên quan tới lô hàng trên.

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng đã ra Quyết định số 504/QĐ-HQCĐN ngày 10/8 về việc tạm dừng hàng hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng trên trong thời hạn 5 ngày. Đồng thời, gửi giấy mời yêu cầu DN lên làm việc về lô hàng. Tuy nhiên, sau 3 lần gửi giấy mời, DN vẫn không có mặt theo yêu cầu. Đồng thời, DN có Công văn số CV/08/2015 ngày 12/8 xin hủy tờ khai nêu trên với lý do đối tác nước ngoài yêu cầu hủy vì giao nhầm hàng. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng không chấp nhận việc hủy tờ khai do không đáp ứng các điều kiện để được hủy theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

Ngày 11/8, Tổ công tác liên ngành đã lập biên bản làm việc với hãng tàu CMA CGM có văn phòng thường trực tại Đà Nẵng làm rõ các nội dung về người nhận hàng, người gửi hàng, vận đơn và các chứng từ có liên quan. Quá trình làm việc với hãng tàu được biết, ngày 10/8, Công ty TNHH Vạn An đã có giấy giới thiệu không số cử Nguyễn Văn Dũng đến hãng tàu làm thủ tục lấy Lệnh và thanh toán cước phí có liên quan đến lô hàng. Hãng tàu đã cấp Lệnh giao hàng cho DN (Lệnh có giá trị đến hết ngày 13/8).

Tại thời điểm hãng tàu CMA CGM Việt Nam tiếp nhận chứng từ của lô hàng đến ngày 5/8, khách hàng có đề nghị sửa đổi thông tin về hàng hóa trước khi hãng tàu gửi thông tin chính thức cho cơ quan hải quan. Cụ thể, ngày 5/8, khách hàng có thay đổi thông tin tại mục miêu tả hàng hóa từ “precious stones” (tạm dịch là “đá quý”) sang “stones”. Quá trình làm việc, hãng tàu đã cung cấp các tài liệu như vận đơn, giấy giới thiệu của DN cử nhân viên đến lấy Lệnh tại hãng tàu, thông báo hàng đến… Tổ công tác liên ngành làm việc với Công ty xác định DN đã làm thủ tục nhận lệnh cấp hàng, nộp thuế đối với mặt hàng trên. Tổ công tác đã thu thập các tài liệu có liên quan đến lô hàng như: Vận đơn, hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, điện chuyển tiền ra nước ngoài, chứng từ thanh toán cước vận tải, lệnh giao hàng, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước…

Lộ nửa tấn ngà voi trong đá

Ngày 12/8, Đội trưởng Đội kiểm soát khu vực miền Bắc thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu đã ký Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo Thủ tục hành chính số 16/QĐ-Đ1, theo đó, Tổ công tác đã lập kế hoạch và phối hợp với các lực lượng tổ chức khám xét theo đúng quy định của pháp luật.
Lật tẩy thủ đoạn giấu ngà voi trong đá quý - Ảnh 1
Kết quả khám xét 2 container số CMAU 1291440 và IPXU 3225588, phát hiện container số IPXU3225588 có 6/16 kiện chứa đá dạng cục có dấu hiệu nghi vấn, tiến hành kiểm tra 6 kiện này phát hiện có 12 khối đá (mỗi kiện có 2 khối đá) được xếp vào giữa các kiện, nhìn bề ngoài chúng có hình dạng khác biệt so với khối đá xếp trong kiện. Nghi vấn các khối đá này chứa hàng hóa vi phạm, lực lượng khám xét tiến hành mở (đập) 12 khối đá, phát hiện một số lượng lớn sản phẩm động vật ở dạng khúc (nghi là ngà voi) và sản phẩm động vật ở dạng sừng (nghi là sừng tê giác) được bao bọc trong các lớp giấy bạc. Đồng thời đã trưng cầu giám định đối với toàn bộ số tang vật vi phạm nêu trên tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, kết quả tổng cộng có 593kg ngà voi, 142kg sừng tê giác. Với lô hàng này, Công ty TNHH Vạn An mở tờ khai nhập khẩu hàng theo khai báo là đá nhập khẩu từ Mozambique, lô hàng được phân luồng xanh. Công ty đã làm thủ tục nhận lệnh tại hãng tàu để lấy hàng, đã thanh toán toàn bộ cước phí vận chuyển của lô hàng và đã nộp thuế nhập khẩu đầy đủ để làm thủ tục thông quan hàng hóa.

Số lượng rất lớn sừng tê giác và ngà voi nêu trên được cất giấu hết sức tinh vi trong các khối đá, cơ quan hải quan đã tiến hành soi chiếu nhưng không phát hiện được, chỉ khi khám xét bằng phương pháp thủ công, chi tiết, tỉ mỉ toàn bộ lô hàng mới phát hiện ra số tang vật này.

Toàn bộ hàng hóa không có trong khai báo hải quan, có hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 11/QĐ-CP ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán mẫu vật một số loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Mặc dù, Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74, Bộ Công an) yêu cầu Giám đốc DN làm việc, giải trình về lô hàng. Nhưng sau khi bị phát hiện, Giám đốc DN trốn tránh không làm việc, có dấu hiệu bỏ trốn…

Căn cứ kết quả phát hiện, bắt giữ và khám xét, ngày 11/9, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ra quyết định khởi tố vụ án buôn lậu 593kg ngà voi và 142kg sừng tê giác xảy ra tại cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự.
Ngày 21/8, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung (Đội 2), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Đội 1); Chi cục Hải quan cảng Đà Nẵng; C74 đã khám xét lô hàng nhập khẩu từ Nigeria, đến cảng Đà Nẵng ngày 11/8. Qua kiểm tra 3 container, lực lượng chức năng phát hiện một trong số 3 container hàng có chứa 63 bao tải dứa chứa tổng cộng 2,2 tấn ngà voi, bên ngoài được ngụy trang bằng các lớp gỗ. Theo Bản lược khai hàng hóa và vận tải đơn thì hàng hóa này là gỗ, chứa trong 3 container 20’’, người nhận hàng là Công ty TNHH Vạn An, địa chỉ 2A-10.2 đường 2/9 TP Đà Nẵng.