Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đảm bảo khoa học, chất lượng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đảm bảo việc lấy ý kiến dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) được tổ chức khoa học, công khai, dân chủ, chất lượng với các hình thức thích hợp.

Hà Nội vừa có kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, UBND TP yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) phải tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân góp ý vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); bám sát các nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 
Lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đảm bảo khoa học, chất lượng - Ảnh 1

Đảm bảo việc lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được tổ chức khoa học, công khai, dân chủ, chất lượng với các hình thức thích hợp.

Đảm bảo sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban,ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc lấy ý kiến nhân dân dự thảo Bộ luật Dsự (sửa đổi). Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo luật phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung thực hiện trong quý I năm 2015.

Lấy ý kiến toàn bộ dự thảo Bộ luật Dân sự “sửa đổi”; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình tập trung vào các ý kiến sâu về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực hoạt động của ngành mình, địa phương mình và những vấn đề mà ngành, địa phương quan tâm như: nội dung liên quan đến đặc thù phát triển kinh tế - xã hội; phong tục tập quán ở địa phương.

Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Cổng thông tin điện tử Thành phố, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến thông qua các chuyên mục Ý kiến đóng góp về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) trên Cổng thông tin điện tử của Thành phố, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các Báo: Hànộimới, Kinh tế & Đô thị, Pháp luật và xã hội, Tuổi trẻ Thủ đô, Phụ nữ Thủ đô, Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội; Góp ý trực tiếp bằng văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm; Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; các hình thức phù hợp  khác.

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) của các ngành, các cấp thực hiện từ ng
ày 5/1/2015 đến hết ngày 5/4/2015.