Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia

Kinhtedothi-Dòng họ Nguyễn Cảnh, có hơn 600 năm lịch sử phát triển, từ Đông Triều (Quảng Ninh) đến định cư trên đất Nghệ An.

Với 25 đời con cháu hậu duệ, dòng họ Nguyễn Cảnh không chỉ góp phần xây dựng cơ nghiệp mà còn sản sinh ra những danh tướng, danh nhân, nhà văn hóa, và lương y nổi tiếng tài năng, có những đóng góp ý nghĩa trong lịch sử dân tộc với truyền thống “Trung cần nhân nghĩa - Bảo quốc hộ dân”.

Đền thờ Thái Phó Tấn Quốc Công Nguyễn Cảnh Hoan tại  xã Tràng Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Để tưởng nhớ công ơn tổ tiên, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn và bảo tồn những giá trị văn hoá tốt đẹp của dòng họ, kể từ năm 1604, cứ mười năm một lần, vào ngày Rằm tháng Ba âm lịch, con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh cùng nhân dân trong vùng lại tề tựu về Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan tại Xã Tràng Sơn, Huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An để tổ chức lễ hội truyền thống “Lễ hội chay” hay còn gọi là “Thập niên sự lệ”. Tổ chức với quy mô lớn, lễ hội có nhiều hoạt động văn hoá, tín ngưỡng dân gian đặc sắc.

Năm 2024, Lễ hội Đền thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia. Hội đồng Gia tộc Nguyễn Cảnh Việt Nam phối hợp với Chính quyền địa phương tổ chức lễ hội thờ Thái phó Tấn Quốc công Nguyễn Cảnh Hoan và công bố quyết định di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Thập niên sự lệ được tổ chức với rất nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa, kết tinh từ truyền thống lịch sử lâu đời. Lễ hội không chỉ mang giá trị tâm linh, ý thức hướng về nguồn cội, ghi nhớ công ơn của các thế hệ cha ông đi trước mà còn góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dòng họ, là mạch nguồn hình thành nên văn hóa địa phương, văn hóa dân tộc.

Theo kế hoạch, lễ hội được diễn ra 03 ngày, bắt đầu từ ngày 21/4/2024 đến ngày 23/4/2024 (tức ngày 13 đến ngày 15 tháng 3 năm Giáp Thìn). Nội dung gồm: cổ lễ, tân lễ; Phần hội:chương trình đêm thơ “ Nguyễn Cảnh thi tập” (đêm ngày 13 tháng 3 năm Giáp Thìn) và Chương trình văn nghệ “Sáng mãi bài ca truyền thống”(đêm ngày 14 tháng 3 năm Giáp Thìn)Các hoạt động thể thao: Tổ chức giải bóng chuyền nữ, kéo co nam. Giao lưu bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ, bóng đá nam biểu diễn Thái cực trường sinh đạo, võ thuật.

Lan toả giá trị văn hóa và tinh thần đại đoàn kết

Lan toả giá trị văn hóa và tinh thần đại đoàn kết

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Văn khấn ngày rằm tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn ngày rằm tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

08 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi - Rằm tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ 2025 rơi vào thứ Tư ngày 9/7/2025 dương lịch. Vào mỗi dịp rằm, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm cúng tùy theo phong tục tập quán và điều kiện riêng nhưng đều thể hiện sự trang nghiêm và lòng thành sâu sắc. Mâm cúng thường có hoa tươi, nhang, bánh kẹo, trầu cau, những lễ vật tượng trưng cho sự thanh tịnh và kính trọng.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Gia đình Việt Nam 28/6

28 Jun, 04:19 PM

Kinhtedothi - Ngày 28/6 hằng năm là dịp đặc biệt để mỗi người Việt Nam cùng nhau tôn vinh giá trị thiêng liêng của gia đình – nơi nuôi dưỡng tâm hồn, giữ gìn truyền thống văn hóa là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.

Văn khấn mùng 1 tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

Văn khấn mùng 1 tháng 6 âm lịch Ất Tỵ 2025 chuẩn nhất theo cổ truyền Việt Nam

24 Jun, 03:37 PM

Kinhtedothi - Đối với nhiều người Việt Nam, ngày mùng 1 âm lịch, hay còn gọi là ngày Sóc, đánh dấu thời điểm bắt đầu của một tháng mới trong năm âm lịch. Nhiều gia đình người Việt đều thắp hương, đọc bài khấn ngày mùng 1 nhằm thể hiện sự thành kính đối với thần linh, tổ tiên, đồng thời cầu mong may mắn và bình an cho cả gia đình.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ