Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lễ hội Gióng đền Sóc 2024: Sẽ không có cảnh cướp “giò hoa tre”

Kinhtedothi - Sáng 15/2/2024, tức mùng 6 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, lễ hội Gióng sẽ chính thức được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Là một trong những lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất trong văn hóa tín ngưỡng của người dân huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, mùa lễ hội năm nào Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc cũng thu hút hàng chục vạn người dân, phật tử từ khắp nơi tụ hội.

Giò hoa tre là 1 trong 8 lễ vật cung tiến Đức Thánh tại Lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm.

Không chỉ được biết đến là nơi thờ tự Phù Đổng Thiên Vương - một trong tứ bất tử theo truyền thuyết của dân tộc Việt Nam, lễ hội Gióng đền Sóc còn rất nổi tiếng với nghi thức cung tiến 8 lễ vật truyền thống dâng Đức Thánh.

8 lễ vật này gồm: trầu cau, cầu húc, ngà voi, cỏ voi, nữ tướng trẻ, ngựa sắt, voi chiến và đặc biệt là giò hoa tre. Trong số những lễ vật, giò hoa tre luôn được quan tâm nhiều nhất; thậm chí đã từng xảy ra tranh cướp ở những mùa lễ hội trong quá khứ.

Trao đổi với Kinh tế&Đô thị trước thềm khai hội, ông Đào Anh Tú - Giám đốc Trung tâm Quản lý khu du lịch - di tích đền Sóc, Phó Trưởng ban tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc 2024 cho biết, từ năm 2018, việc tán lộc giò hoa tre đã được địa phương thay đổi.

“Giống như lễ hội Gióng đền Sóc năm 2023, năm nay, sau lễ cung tiến, giò hoa tre sẽ được di chuyển vào hậu cung đền Thượng, sắp ra những mâm nhỏ, chuyển xuống đền Hạ, đền Mẫu để làm lễ, thờ cúng; sau đó sẽ được phát cho người dân; sẽ không có cảnh cướp giò hoa tre…” - ông Đào Anh Tú chia sẻ thêm.

Cũng theo đại diện Ban tổ chức lễ hội, việc không tổ chức phát lộc giò hoa tre sau lễ cung tiến đã diễn ra nhiều mùa lễ hội gần đây. Việc thay đổi này được đông đảo người dân và du khách thập phương đồng tình, ủng hộ nhằm bảo đảm sự bình yên và văn minh cho lễ hội Gióng.

Bên cạnh giữ nguyên thay đổi quan trọng nêu trên, vẫn như mọi năm, lực lượng công an, dân phòng, thanh niên tình nguyện… sẽ tiếp tục được huy động với số lượng lớn, túc trực thực hiện nhiệm vụ nhằm xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trong 3 ngày diễn ra lễ hội Gióng 2024 tại đền Sóc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

06 Apr, 08:56 AM

Kinhtedothi - Giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhưng huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB dự án xây dựng đường vành đai 4 từ rất sớm. Chìa khóa của thành tích này nằm ở sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ đó mang đến đồng thuận của người dân.

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

05 Apr, 05:54 PM

Kinhtedothi-Ngày 5/4, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đặng Thị Phương Hoa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác vệ sinh môi trường và kiểm tra mô hình đoàn kết sáng tạo tiêu biểu tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

Quốc Oai siết chặt quản lý đất đai

Quốc Oai siết chặt quản lý đất đai

05 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Để ngăn chặn tình trạng lợi dụng quá trình sắp xếp bộ máy hành chính để vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, huyện Quốc Oai đang đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ