Kinhtedothi-Ngày 30/3, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức lễ hội Phụng Nghênh – lễ hội Mẫu, nhằm tưởng nhớ người có công sinh ra vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng “Phù Đổng Thiên Vương” - một trong“Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Theo lãnh đạo UBND xã Phù Đổng, trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam, một người mẹ hiện thân trú tại quê hương xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, do cơ trời vận nước sau một đêm mưa to gió lớn, sáng dậy bà ra thăm vườn cà nhìn thấy một vết chân khổng lồ, bà đã ướm chân mình vào vết chân, không ngờ về thụ thai và sinh ra Thánh Gióng - người có công đánh đuổi giặc Ân, giữ vẹn nguyên bờ cõi nước ta từ thời Hùng Vương thứ sáu.
Các đại biểu dự lễ khai mạc lễ hội
Ghi nhớ công ơn của mẹ Thánh Gióng, Nhân dân xã Phù Đổng đã lập đền thờ, đặt tên là đền Hạ hay còn gọi là đền Mẫu, nằm ở ngoài đê. Đền có tên chữ là “Khánh Quang Điện", tọa lạc trên thế đất cao, có đê đắp xung quanh như rồng thiêng ôm ấp. Đền bao gồm các hạng mục: Nghi môn ba cửa, hai nhà tiền bái, hậu cung…
Biểu diễn múa Rồng tại lễ khai mạc.
Hằng năm vào ngày 21/2 âm lịch, Nhân dân xã Phù Đổng lại tổ chức lễ hội nhằm gìn giữ, tôn vinh, giáo dục các thế hệ con cháu luôn nhớ về cội nguồn, tưởng nhớ người có công sinh ra Đức Thánh Gióng - “Phù Đổng Thiên Vương”.
Năm nay, lễ hội có 23 đoàn rước của các chùa trên địa bàn xã Phù Đổng và các xã liên quan. Các đoàn rước thực hiện nghi lễ rước Mẫu từ Cố Viên Cổ Trạch về thờ tại đền Hạ. Điểm đặc sắc ở lễ hội Phụng Nghênh là chỉ có phụ nữ mới được tham gia đoàn rước, khiêng kiệu, đánh trống, cầm cờ...
Đoàn rước kiệu bát cống xuất phát từ đền Mẫu.
Lễ hội còn có các hoạt động thi đấu cầu lông thiếu niên, các trò chơi dân gian: làm cơm nắm muối vừng, vẽ tranh Đông Hồ, nặn gốm Bát Tràng, văn nghệ, trưng bày cây cảnh bonsai…
Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội:
Đoàn rước kéo dài gần 1km xuất phát từ đền Mẫu đi qua con đê dài gần 2km... Sau khi làm lễ trên đê, đoàn rước đi xuống Cố Viên - vườn cà nơi mẹ Thánh Gióng ướm chân vào vết chân khổng lồ.
Kinhtedothi-Như thường lệ, hằng năm vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Hai (âm lịch), xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm lại tổ chức lễ hội truyền thống đình làng Bát Tràng. Năm nay, lễ hội đình làng Bát Tràng được tổ chức vào các ngày từ 23 - 25/3/2024 với nhiều nghi lễ độc đáo.
Kinhtedothi-Tối 28/3, tại khu di tích đền - chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc lễ hội truyền thống đền - chùa Bà Tấm năm 2024.
Kinhtedothi-Theo thông tin từ Công an huyện Gia Lâm, tính đến ngày 15/3/2024, trên địa bàn huyện có tổng số 125 công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đưa vào hoạt động, sử dụng, trong đó có 19 công trình thuộc Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của HĐND TP Hà Nội.
Kinhtedothi- Nhân ngày giỗ Tổ Hùng vương (10/3 âm lịch) các tổ chức đoàn thể, các phường trên địa bàn quận Hoàng Mai đã có nhiều hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo “sạch nhà-sạch ngõ” thực hiện chủ trương "Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp" của Thành phố.
Kinhtedothi - Giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhưng huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB dự án xây dựng đường vành đai 4 từ rất sớm. Chìa khóa của thành tích này nằm ở sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ đó mang đến đồng thuận của người dân.
Kinhtedothi-Ngày 5/4, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đặng Thị Phương Hoa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác vệ sinh môi trường và kiểm tra mô hình đoàn kết sáng tạo tiêu biểu tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Kinhtedothi - Để ngăn chặn tình trạng lợi dụng quá trình sắp xếp bộ máy hành chính để vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, huyện Quốc Oai đang đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Kinhtedothi - 3 thửa đất tại xã Võng Xuyên và 1 thửa đất tại xã Tam Hiệp sẽ được huyện Phúc Thọ (TP Hà Nội) tổ chức đấu giá vào giữa tháng 4/2025. Mức giá đấu khởi điểm hấp dẫn, chỉ từ hơn 7,9 triệu đồng/m2.